Ủy ban Nhân dân TP.HCM khẳng định thực tế hiện nay cho thấy rất cần Quốc hội ban hành một nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 để tạo điều kiện cho thành phố khơi thông nguồn lực phát triển.
Sáng 6/7, HĐND TP.HCM khóa X khai mạc Kỳ họp thứ 6, thảo luận thông qua một số nội dung quan trọng có ý nghĩa tạo đà phát triển kinh tế-xã hội của giai đoạn nửa cuối năm 2022 và những năm tiếp sau.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khánh Hòa nhằm phát huy lợi thế, đưa Khánh Hòa trở thành cực tăng trưởng của Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Các đại biểu bày tỏ nhất trí cao với việc cần có cơ chế đặc thù, chính sách vượt trội để Khánh Hòa thu hút được nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh để có thể phát triển nhanh và bền vững.
Đồng tình với chính sách đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa, song các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần kiểm soát để tránh trục lợi chính sách, nhất là chính sách liên quan đến đất đai, chuyển đổi diện tích.
Dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa gồm 11 chính sách, trong đó có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào khu Kinh tế Vân Phong; lập Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá.
Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam được nhận định là khá thấp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu, bên cạnh đó, một số nhà máy có công suất nhỏ, lạc hậu.
Theo báo cáo thẩm tra, phát triển tỉnh Khánh Hòa không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, có tác động lan tỏa vùng miền.
Thành phố Đà Nẵng sở hữu nhiều điều kiện tốt về hạ tầng đô thị, chất lượng môi trường sống và các nhu cầu phát triển cơ bản, có lợi thế so với các đô thị khác trong cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Thừa Thiên Huế sẽ tập trung triển khai 5 giải pháp, trong đó có cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế dựa trên lợi thế của tỉnh.
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng chia sẻ đây là lần đầu tiên Hải Phòng được Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.
Tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra; xem xét, thông qua 1 Luật, 4 Nghị quyết với sự thống nhất cao.
Theo đại biểu Quốc hội, việc đề xuất đầu tư xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ với ưu đãi đặc thù, vượt trội là cần thiết.
Theo các đại biểu Quốc hội, việc ban hành chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ bảo đảm tính tương đồng với một số địa phương vừa được Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù.
Các đại biểu đoàn Hà Tĩnh, Khánh Hòa cho rằng cần ưu tiên bố trí nguồn vốn để sớm thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc-Nam; kiến nghị xem xét cơ sở pháp lý khi chuyển nhượng thu phí dự án.
Nghị quyết số 168/NQ-CP mà Chính phủ ban hành ngày 31/12/2021 quy định rõ một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong phòng, chống dịch COVID-19.
Chiều 21/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án xây đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; dự thảo Nghị quyết thí điểm chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ.
Tờ trình của Chính phủ nêu rõ việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển thành phố Cần Thơ nhanh, bền vững.
HĐND TP.HCM thông qua 25 nghị quyết, trong đó có 13 nghị quyết về kinh tế-ngân sách, 3 nghị quyết về cơ chế-chính sách, 3 nghị quyết về giáo dục, 2 nghị quyết về quy hoạch đô thị và 4 nghị quyết khác.