Chuyên gia đưa ra một số khuyến nghị đối với Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol nhằm định hướng một chính sách đối ngoại thực tế, dựa trên lợi ích quốc gia và chủ nghĩa thực dụng.
Tổng thống Yoon Suk-yeol tuyên bố chính quyền của ông sẽ tham gia vào các hoạt động kinh tế mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu, tương xứng với vị trí là một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Quan hệ kinh tế giữa hai bên đã trở thành nền tảng quan trọng của quan hệ song phương, với kim ngạch thương mại tăng 50% đạt 17 tỷ AUD (gần 12 tỷ USD) trong năm 2021 bất chấp đại dịch COVID-19.
Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh sẽ dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ tham gia "Đối thoại 2+2" cấp bộ trưởng giữa nước này và Mỹ.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang đưa ra những giải pháp thực tế cho EU, đồng thời khuyến khích EU độc lập về mặt ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol sẽ hướng Hàn Quốc khỏi nỗ lực cân bằng giữa các cường quốc lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và hướng tới việc liên kết chặt chẽ hơn với chính sách đối ngoại của Mỹ.
Truyền thông Hàn Quốc khuyến nghị Tổng thống mới cần có cách tiếp cận thực tế, cân bằng hơn vì tương lai đất nước phụ thuộc vào cách ứng xử ngoại giao, trật tự thế giới đang đứng trước bước ngoặt mới.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nêu rõ củng cố quan hệ đồng minh chiến lược Hàn-Mỹ; xây dựng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với Trung Quốc và quan hệ liên Triều dựa trên nguyên tắc “có đi có lại.”
Theo tờ Financial Times, cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ rõ thực tế rằng Vương quốc Anh không thể thoát khỏi vị trí địa lý của mình và an ninh của chính Vương quốc Anh gắn bó chặt chẽ với châu Âu.
Tại cuộc trao đổi, các nghị sỹ Anh đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội, cũng như chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao và mong muốn hai nước tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển ở mỗi nước.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đề xuất các tỉnh biên giới Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tiếp tục giao lưu, tiếp xúc các cấp bằng các hình thức linh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm phát triển.
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang là khu vực trọng điểm về các vấn đề an ninh, kinh tế, công nghệ và môi trường và đây là lý do tại sao chiến lược địa chính trị của châu Âu phải hướng tới khu vực này.
Nhiều quan chức, chuyên gia và học giả quốc tế khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nền móng và là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.
Tại hội nghị, các đại biểu trao đổi về những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, quốc phòng, nhân văn, giáo dục đào tạo, hợp tác trên kênh Đảng và kênh nhân dân hai nước.
Trong năm 2022, Nga sẽ tiếp tục bảo vệ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, chống lại chủ nghĩa khủng bố và tội phạm mạng; hỗ trợ và thúc đẩy việc hợp nhất Thế giới Nga như một phong trào đa quốc gia.
Ngoại giao y tế vẫn là một trong những ưu tiên của Indonesia trong năm 2022 với mục tiêu tập trung vào các nỗ lực cải thiện khả năng phục hồi sức khỏe quốc gia và toàn cầu.
Năm 2021, Mỹ rút khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021 đã gây ra phản ứng dữ dội trên toàn cầu; mối quan hệ với các đồng minh châu Âu trở nên xấu đi; căng thẳng với Nga và Trung Quốc cũng leo thang.
Ông Pierre Gréga cho biết rất ấn tượng với những thành công mà Việt Nam đã đạt được nhờ chính sách đối ngoại của mình. Đó là chính sách đa phương, mở cửa với các nước trên thế giới.
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị khẳng định lập trường "nhất quán và rõ ràng" của Trung Quốc là đối thoại diễn ra trên cơ sở bình đẳng, hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và cạnh tranh lành mạnh.