Theo Chủ tịch Quốc hội, Hội thảo Văn hóa đã thống nhất 9 nhóm chính sách lớn cần được tập trung nghiên cứu, thể chế hóa để tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo sự phát triển đột phá cho phát triển văn hóa.
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về phương án phân bổ hơn 7.497 tỷ đồng trong số hơn 7.942 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách TW còn lại của 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách còn lại của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương.
Hiện toàn tỉnh tổ chức đánh giá và xếp hạng 158 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó, có 78 sản phẩm 3 sao, 80 sản phẩm đạt 4 sao; đáng chú ý, có 16 sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Các đại biểu thảo luận dự thảo nghị quyết về cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự thảo định mức hỗ trợ đào tạo lưu học sinh Lào và phát triển thể dục thể thao.
Chiều 18/10, Ban Chỉ đạo TW các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tổ chức Hội nghị với 63 tỉnh, thành về kết quả thực hiện các chương trình giải ngân vốn đầu tư công đến cuối năm nay.
Trong hai năm 2022-2023 phải giải ngân số vốn lớn hơn các năm trước (ngoài vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn có thêm phần vốn đầu tư công từ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, qua kinh nghiệm thực tiễn của hai chương trình mục tiêu đang triển khai, nguồn lực nhà nước cũng có hạn, cần huy động từ xã hội, người dân, các nhà hảo tâm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các bộ, địa phương tập trung đẩy mạnh giải ngân dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư công, bảo đảm thủ tục pháp lý, hiệu quả, chất lượng.
Thủ tướng phê bình các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp và chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công; yêu cầu các cơ quan, địa phương này cần nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, "người dân thì mòn mỏi mong chờ, có tiền mà không tiêu được là có lỗi với nhân dân."
Sáng 26/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia.
Bộ Xây dựng sẽ hỗ trợ cho khoảng 100.000 hộ nghèo, cận nghèo ở huyện nghèo, có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng chất lượng cuộc sống.
Xây dựng nông thôn mới là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia được kỳ vọng góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống cho nông dân và người dân nông thôn.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chủ trì các chương trình tổng hợp, công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của từng bộ, ngành trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết.
Các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện từ 2021-2025 gồm: xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo đã tạo điều kiện cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Trong quá trình thực hiện dự án, các đối tượng đã có hành vi nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu không đúng với khối lượng thực tế thi công, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 634 triệu đồng.
Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tại phiên họp tháng 4/2023, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
469/475 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.