Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông và Festival khèn Mông năm 2023 ở Hà Giang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước khám phá nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân vùng Cao nguyên đá.
Bao năm nay người dân xã Dào San ở Phong Thổ, Lai Châu vẫn gắn bó với nghề làm hương, góp phần lưu giữ nghề truyền thống và tạo nên nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Mông nơi vùng cao biên giới.
Trong khuôn khổ chương trình Chào năm mới 2023 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, phiên chợ vùng cao ngày Tết được tái hiện với nhiều hoạt động ý nghĩa và sôi nổi.
Đến với vùng cao Bắc Yên vào những ngày này, đón Tết cùng đồng bào Mông chính là cơ hội để du khách khám phá những phong tục, nghi lễ cùng nét văn hóa độc đáo được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Du khách sẽ được thưởng thức nghệ thuật truyền thống của bà con dân tộc, trải nghiệm các trò chơi dân gian độc đáo, tham gia hội chợ Xuân và đắm mình trong sắc hồng rực rỡ của hoa Tớ Dày Mù Cang Chải.
Phụ nữ xã biên giới Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, đã thành lập một mô hình chuyên thêu may trang phục dân tộc Mông, các sản phẩm được tạo ra bằng nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ và hết sức độc đáo.
Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc, góp phần xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện, bền vững.
Gần 20 năm với nghề giáo, cô Trịnh Thị Thơm, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học-Trung học Cơ sở Vàng Đán, đã "gieo mầm" hy vọng cho nhiều thế hệ học sinh nơi đây.
Điểm trường Mầm non Ngải Phóng Chồ được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu tái chế, giúp giảm phát thải 115 tấn nhựa, mang đậm âm hưởng vùng cao với những khối nhà lên xuống trùng điệp.
Những hiện tượng, sự việc phản cảm như “cướp vợ,” “bắt vợ” tại một số địa phương có đồng bào dân tộc Mông sinh sống không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, gây bức xúc trong dư luận.
Đối với cộng đồng dân tộc Mông ở Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung, từ lâu, cây Táo Sơn tra đã trở thành biểu tượng và được gọi với cái tên thân thuộc là Táo mèo.
Người Mông có nhiều phong tục độc đáo, trong đó có tục “kéo vợ.” Song, không ít người còn hiểu chưa đầy đủ về tục này, cho rằng đây là bắt vợ hoặc cướp vợ, bắt ép người con gái về làm vợ.
Phó Giám đốc Công an Lai Châu cho biết Công an tỉnh phát hiện đường dây tội phạm ma túy do người dân tộc Mông từ Myanmar chỉ đạo vận chuyển lượng lớn ma túy từ Điện Biên về huyện Tân Uyên tiêu thụ.
Lễ hội Gầu Tào của của đồng bào dân tộc Mông được tổ chức vào dịp đầu Xuân nhằm tạ ơn trời đất, thần núi, thần sông đã ban cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu.
Vào dịp Tết hay trong các lễ cưới truyền thống, người Mông Yên Bái thường hát dân ca và múa khèn, những làn điệu hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, dân vũ... phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên.
Do có cùng chí hướng, 3 chàng thanh niên người Mông Ma A Cháng, Sùng A Khoa và Vàng A Thanh đã góp vốn và xây dựng thành công xưởng sáo trúc, hướng dẫn cách thổi sáo cho những người có đam mê.
Vào thời điểm Tây Bắc vào Xuân, khắp núi rừng lại rực rỡ sắc hồng của hoa Tớ Dày (người Mông gọi là Pằng Tớ Dày, dịch theo nghĩa tiếng Việt là hoa đào rừng).
Khán giả được thưởng thức các tiết mục dân ca, dân vũ, dân nhạc, trình diễn trang phục dân tộc; trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa và các trò chơi dân gian độc đáo của dân tộc Mông.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu năm 2021, sáng 24/12 đã diễn ra lễ hội thi giã bánh giầy, một trong những hoạt động đặc sắc của văn hóa dân tộc Mông.