Dông lốc, gió giật mạnh tại Kiên Giang đã làm đổ sập hoàn toàn 34 nhà, tốc mái 74 căn nhà của người dân; 4 người bị thương nặng, nhiều diện tích lúa, rau, hoa quả bị thiệt hại.
Cơn mưa lớn kèm dông lốc trưa 27/7 quét qua Hậu Giang, Cần Thơ đã gây ra nhiều thiệt hại, làm sập, tốc mái nhiều ngôi nhà và một số cây xanh bị ngã đổ.
Người dân nên cảnh giác, đề phòng khi có các dấu hiệu của lũ quét, nhất là khi có mưa lớn kéo dài, kể cả ban đêm; không được lội qua suối, sông, ngầm tràn, đường bị ngập; gia cố nhà cửa.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên từ 7-8/7, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, người dân cần biết cách ứng phó.
Ngày 30/6, vùng trung du và Đồng bằng Bắc Bộ nhiệt độ cao nhất phổ biến là 35-37 độ C; khu vực Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C.
Mưa bão tại các tỉnh ở khu vực Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã khiến nhiều nhà cửa hư hỏng, tốc mái, hoa màu, lúa Xuân bị ngập, nhiều cây xanh, cột điện gãy đổ, đường sá sạt lở.
Dự báo, đến hết đêm 10/6, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 60-120mm, có nơi trên 170mm.
Người dân lưu ý trong những ngày nắng nóng cần theo dõi chặt chẽ cảnh báo trên các phương tiện truyền thông để có biện pháp để đề phòng thiệt hại do dông, lốc gây ra.
Trưởng Phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) Trần Quang Năng khuyến cáo người dân đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Từ đêm 23/5 đến sáng 24/5, ở tỉnh Lào Cai có mưa vừa đến mưa to kèm theo dông lốc, gây một số thiệt hại về nhà ở và sản xuất nông nghiệp tại tỉnh và hiện là thời điểm diễn biến thời tiết rất phức tạp.
Phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội, đêm có mưa rào và dông rải rác, gió Đông Nam đến Nam cấp 2-3, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân chủ động gia cố nhà cửa, bảo vệ cây trồng để hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do dông, lốc và gió giật mạnh.
Khu vực rừng tự nhiên bị thiệt hại nặng thuộc các tiểu khu 4, 5, 6 diện tích khoảng 100 ha, trong đó nặng nhất là Khu Di tích Lịch sử Trung ương Cục miền Nam và Di tích Mặt trận Dân tộc GPMN Việt Nam.
Mưa to kèm gió lốc xảy ra lúc chiều tối 10/5 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khiến 1 người bị thương do sét đánh, nhiều nhà dân bị tốc mái, hàng trăm hécta lúa bị ngã đổ.
Mưa lớn, dông lốc kéo dài nhiều giờ đồng ở một số huyện ở Bình Phước khiến cho hơn 30 căn nhà bị tốc mái, sập hoàn toàn; hàng ngàn cây cao su, điều, cây ăn trái bị gãy đổ; ước thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Hoàng Phúc Lâm cho biết từ ngày 5-14/5, các khu vực trên cả nước mưa dông, đề phòng thời tiết nguy hiểm.
Chiều tối 3/5, mưa lớn kèm lốc đã làm hơn 170 ngôi nhà dân, công trình phụ thuộc xã Sơn Phú và thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh bị sập và tốc mái.
Một trận mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã quét qua xã Hương Bình và Hương Long (huyện Hương Khê) làm hơn 10 ngôi nhà và các công trình phụ của người dân bị tốc mái, rất nhiều cây cối bị đổ, gẫy.
Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đều có trạng thái thời tiết ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội trong các ngày 29-30/4 và 1/5, trời chuyển lạnh, vùng núi có nơi chuyển rét.