Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm khởi công và triển khai dự án đúng tiến độ; lưu ý làm tốt công tác tái định cư cho người dân bị thu hồi đất.
Ba dự án có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 12/2022 nhằm giảm ùn tắc các cửa ngõ TP.HCM, đang thi công cầm chừng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ, tạo dư luận không tốt.
Với mạng lưới giao thông được đầu tư đồng bộ đang từng bước tạo cho Thừa Thiên-Huế một diện mạo mới, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế.
Thủ tướng yêu cầu trong các dự án giao thông trọng điểm, khi có vướng mắc thuộc trách nhiệm của bộ nào, Bộ trưởng phải chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng liên quan để xử lý ngay, dứt điểm.
Đối với việc phát triển giao thông, nhất là các tuyến đường bộ cao tốc tại khu vực ĐBSCL, Thủ tướng yêu cầu không chần chừ, do dự mà phải bắt tay vào làm, với kết quả phải nhìn thấy, đo, đếm được.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà, chúc mừng năm mới cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường; biểu dương tinh thần lao động xuyên Tết của các nhà thầu.
Với sự đầu tư từ nhiều cấp, Đồng Nai đang trở thành “đại công trường” với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm quốc gia, cấp tỉnh được triển khai như sân bay Long Thành, cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây.
Các Dự án Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang; Bệnh viện Ung bướu Khánh Hòa; Tỉnh lộ 3; Đường Vành đai 2... nằm trong số các dự án cần được hoàn thành đúng tiến độ và không được gia hạn.
Một số dự án giao thông trọng điểm tại Hà Nội nếu hoàn thành sớm theo tiến độ đề ra sẽ hoàn thiện hạ tầng và góp phần giảm ùn tắc giao thông cho thành phố.
Chiều 17/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ hai Ban Chỉ đạo Nhà nước về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Thủ tướng yêu cầu các đại biểu thảo luận chỉ rõ những vướng mắc tại các công trình giao thông trọng điểm, tuân thủ việc phân cấp, phân quyền, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đơn vị thi công đẩy tiến độ để sớm thông xe dự án hầm chui Lê Văn Lương và cầu Vĩnh Tuy 2.
Năm 2022, Bình Dương bố trí hơn 8.700 tỷ đồng vốn đầu tư công, trong đó cho các dự án giao thông trọng điểm như giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13, xây cầu Bạch Bằng nối Đồng Nai và cầu nối tỉnh Tây Ninh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công các dự án trọng điểm tôn trọng hợp đồng, đảm bảo chất lượng, tiến độ; kiên quyết phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.
Hai tuyến cao tốc qua địa bàn gồm dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) khoảng 135km; Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành dài 68,7km.
Dự án làm mới đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết-Kê Gà và đường Hàm Kiệm-Tiến Thành góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế Bình Thuận.
Sáng 5/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và 3 tháng năm 2022; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH.
Ba tháng đầu năm nay, UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm trên các ngành, lĩnh vực, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc...
Năm dự án giao thông trọng điểm gồm đường vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 TP.HCM; cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột; cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
Sáng 1/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để đánh giá và lấy ý kiến báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án giao thông trọng điểm.