Giáo sư-Tiến sỹ Trần Ngọc Đường cho rằng dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung nội dung quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với quản lý và sử dụng đất đai.
Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể khẳng định đội ngũ báo cáo viên có vị trí, vai trò quan trọng, góp phần tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Việc giữ nguyên thời hạn được quyết định giá đất “không quá 6 tháng” trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường đất đai, gây thất thu ngân sách.
Chuyên gia cho rằng quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh về xác định nhu cầu xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong cụm công nghiệp là rất cần thiết.
Thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Cần Thơ, nhiều đại biểu đề xuất bổ sung vào dự thảo Luật mục riêng quy định về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền lợi của đồng bào.
Ủy ban Dân tộc đề nghị cơ quan chủ trì nghiên cứu, tiếp thu về chính sách giao đất, hỗ trợ đất cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế từng vùng.
Chiều 15/3, tại TP.HCM, Bộ Tài nguyên-Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với sự tham gia của các doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay đang tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính như giá đất, tài chính đất đai, thu hồi đất, đăng ký đất đai.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí ưu tiên dung lượng, thời lượng, khung giờ vàng để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nội dung liên quan đến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ kế thừa, đổi mới, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giảm thiểu tranh chấp, khiếu kiện.
Sáng 4/3, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng chủ trì tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Việc Nhà nước tạo điều kiện cho kiều bào sở hữu nhà ở, đất ở là bước tiến lớn để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước...
Đại sứ Việt Nam tại Séc tin rằng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tạo cơ hội thuận lợi hơn cho người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có người Việt tại Séc, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.
Lãnh đạo của 12 tỉnh, thành phố góp ý cụ thể vào từng chương mục của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), kiến nghị sửa đổi đến Ban soạn thảo dự án luật; khó khăn vướng mắc từ thực tế địa phương.
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 3/1. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trước ngày 1/4/2023.
Nội dung lấy ý kiến nhân dân phải toàn diện, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn của dự án luật, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm.
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt để đầu tư bất động sản là khi sản phẩm đầy đủ về pháp lý với mức giá hợp lý, nếu giá vẫn cao so với dự án xung quanh, nhà đầu tư có thể chờ nguồn cung sơ cấp mới.
Theo chuyên gia, những thay đổi liên quan việc điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất sẽ góp phần thúc đẩy vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng, giúp thị trường bất động sản trở nên minh bạch hơn.
Việc sửa đổi Luật Đất đai lần này cần gắn với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, bảo đảm tiết kiệm, bền vững, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.