Giáo sư-Tiến sỹ Trần Ngọc Đường cho rằng dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung nội dung quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với quản lý và sử dụng đất đai.
Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể khẳng định đội ngũ báo cáo viên có vị trí, vai trò quan trọng, góp phần tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Việc giữ nguyên thời hạn được quyết định giá đất “không quá 6 tháng” trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường đất đai, gây thất thu ngân sách.
Các chuyên gia dự đoán trong thời gian tới thị trường sẽ dần hồi phục, nhưng sẽ khó có sự hồi phục đột biến trong ngắn hạn mà phải chờ đến ít nhất giữa hoặc cuối năm 2023.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cơ quan soạn thảo thiếp thu ý kiến đóng góp trên tinh thần cầu thị, có quan điểm, giải trình rõ với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, tránh "đẽo cày giữa đường."
Chuyên gia cho rằng quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh về xác định nhu cầu xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong cụm công nghiệp là rất cần thiết.
Thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Cần Thơ, nhiều đại biểu đề xuất bổ sung vào dự thảo Luật mục riêng quy định về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền lợi của đồng bào.
Ủy ban Dân tộc đề nghị cơ quan chủ trì nghiên cứu, tiếp thu về chính sách giao đất, hỗ trợ đất cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế từng vùng.
Việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phát huy quyền làm chủ của nhân dân; huy động trí tuệ, tâm huyết của toàn thể các tầng lớp nhân dân.
Ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, đã có chia sẻ về những nội dung đang nhận các luồng ý kiến trái chiều của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Chiều 15/3, tại TP.HCM, Bộ Tài nguyên-Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với sự tham gia của các doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay đang tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính như giá đất, tài chính đất đai, thu hồi đất, đăng ký đất đai.
Kiểm toán Nhà nước đóng góp các ý kiến vào các nội dung liên quan đến quy định về tài chính, giá đất tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), như phương pháp định giá, đấu giá quyền sử dụng đất...
Vừa qua, tại Trường Trung học cơ sở Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí ưu tiên dung lượng, thời lượng, khung giờ vàng để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nội dung liên quan đến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ yêu cầu nêu cao tinh thần trung thực, khách quan, “gạn đục khơi trong;” tôn trọng mọi ý kiến góp ý của nhân dân, không để bất cứ ý kiến nào của nhân dân không được tiếp thu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh đến phương pháp tính toán, định giá bởi nếu định giá đất đai không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp do nguyên nhân chủ quan, duy ý chí.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ kế thừa, đổi mới, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giảm thiểu tranh chấp, khiếu kiện.
Sáng 4/3, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng chủ trì tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).