Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi được xem là "cái nôi" của Văn hóa Sa Huỳnh, với 26 di tích được khai quật trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu.
Với nhiều tiềm năng du lịch đa dạng, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng 5 sản phẩm du lịch đặc sắc gồm du lịch hoài niệm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch lễ hội.
Thắp đèn “nhuộm xanh” cầu Hiền Lương tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải là một hoạt động nằm trong “Chiến dịch Nhuộm xanh của Ireland" và đã trở thành một chiến dịch toàn cầu.
Nghệ thuật kiến trúc của cụm đình Hương Canh đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian với kỹ thuật chạm trổ tinh vi, điêu luyện, phác họa bức tranh đời sống sinh hoạt của người dân.
Để đảm bảo cho mùa lễ hội năm 2023 diễn ra an toàn, văn minh, thuận lợi cho du khách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) tích cực tu bổ cải tạo, chỉnh trang Khu Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thầy.
Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954” khai mạc ngày 14/2 hé lộ nhiều thông tin thú vị về quá trình tu sửa Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Lễ hội Bà Triệu được tổ chức từ ngày 22-24/2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ vị anh hùng Triệu Thị Trinh - người lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô năm 248.
Phó Thủ tướng vừa ký Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt chùa Đọi Sơn, (chùa Long Đọi Sơn), tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Ngày 6/2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương đã diễn ra liên hoan pháo đất năm 2023 với sự tham gia của 210 pháo thủ đến từ 7 xã của huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang.
Pháo đất là trò chơi dân gian có từ lâu đời ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ còn bảo lưu và trao truyền qua nhiều thế hệ tại nhiều xã của các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc của tỉnh Hải Dương.
Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm nay có nhiều nghi lễ truyền thống như lễ rước nước, lễ tưởng niệm và khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, cùng các hoạt động phần hội đặc sắc.
Tối 3/2, tại di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà), tỉnh Thái Bình tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2023.
Sau hai năm gián đoạn vì dịch COVID-19, năm nay, Lễ hội Lồng tồng Ba Bể lại được tổ chức và có thêm nhiều hoạt động mới gắn với việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch.
Sáng 27/1/2023 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội Gióng chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Sóc, thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Sáng 27/1 (mùng 6 tháng Giêng), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự kỷ niệm 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Đêm 21 và ngày 22/1 (tức 30 tháng Chạp Nhâm Dần và sáng mùng 1 Tết Quý Mão, hàng nghìn người dân và du khách cũng đã đến chiêm bái và dâng hương tại các di tích lịch sử, đền, chùa nổi tiếng.
Năm nay, Hội chữ Xuân diễn ra đến ngày 29/1 tới; riêng ngày 30 Tết mở cửa đón giao thừa đến 2 giờ sáng hôm sau và các ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết mở cửa đến 22 giờ.
Tối 31/12, tỉnh Tiền Giang tổ chức trang trọng Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Ấp Bắc và Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích Chiến thắng Ấp Bắc là di tích quốc gia đặc biệt.
Di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá (Gia Lai), di tích khảo cổ Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), di tích Đền thờ Vua Mai Hắc Đế (tỉnh Nghệ An) là 3 trong 5 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt đợt 13.