Các doanh nghiệp nhà nước đóng góp vào Quỹ Vaccine và ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 được loại trừ các khoản đã đóng góp khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại.
Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Thủ tướng cho biết cuộc làm việc nhằm nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ quyết định lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống khi cần thiết.
Theo kết quả tổng điều tra kinh tế 2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 216.170 đơn vị (tăng 26,2 % so với năm 2016); 458 đơn vị hợp tác xã (tăng 16,5 % so với năm 2016).
Theo các chuyên gia tại hội thảo "Phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản," cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường vốn và bất động sản có sự gắn bó chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Công điện về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Công tác cổ phần hóa, thoái vốn thời gian qua diễn ra rất chậm, đó đó cần phải nhận diện những 'lỗ hổng' chính xác để từ đó có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tái cơ cấu hiệu quả.
Chính phủ đăt mục tiêu đến 2025 có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt hơn 1 tỷ USD, trong đó ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức hơn 5 tỷ USD.
Việc chú trọng tạo nguồn phát triển đảng trong doanh nghiệp nhà nước từ lực lượng nòng cốt công đoàn, đoàn thanh niên sẽ góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, sức mạnh, tính chiến đấu của Đảng.
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm, thủy sản.
Theo chuyên gia kinh tế, để quá trình cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đi đúng tiến trình và quỹ đạo, phải gắn trách nhiệm của từng cá nhân - người đứng đầu doanh nghiệp và cơ quan chủ quản.
Đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, ban hành một số cơ chế, chính sách cổ phần hóa là những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước.
Thủ tướng nhấn mạnh "những gì doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI chưa làm được, chưa có điều kiện để làm hoặc ở những nơi khó khăn thì doanh nghiệp nhà nước phải xốc vác, tiên phong."
Tổng tài sản của khối doanh nghiệp nhà nước đạt khoảng 4 triệu tỷ đồng, theo đó quy mô tài sản bình quân đạt 4.100 tỷ đồng/doanh nghiệp và cao gấp 10 lần doanh nghiệp FDI.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rất cần nhận diện những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách với khu vực doanh nghiệp nhà nước để đưa ra định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hội nghị diễn ra sáng 24/3/2022 tại Hà Nội có chủ đề “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế -xã hội.”
Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối doanh nghiệp nhà nước.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động.