Theo EVN, hiện 19 dự án năng lượng tái tạo được cơ quan quản lý có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy
Hiện có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD), trong đó 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472,62MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong khối doanh nghiệp công nghiệp góp phần quan trọng giúp giảm áp lực cung cấp điện cho hệ thống, đồng thời là giải pháp thiết thực giúp giảm chi phí.
EVN đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sử dụng nguồn vốn ODA dành cho Dự án Nhà máy điện Ô Môn III; khả năng huy động nguồn vốn vay thương mại cho Dự án Nhà máy điện Ô Môn IV.
Theo đại diện Bộ Công Thương, nếu đảm bảo tổ máy không sự cố, vận hành tin cậy, nhiên liệu đủ và điều tiết các hồ, tiết kiệm điện tốt thì sẽ vượt qua những ngày khó khăn trong cung ứng điện.
Nhiều người dân, cử tri băn khoăn về việc EVN báo lỗ cũng như đặt ra vấn đề lãng phí khi điện Mặt Trời và điện gió không được hòa lên hệ thống mạng lưới điện quốc gia.
Để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và tin cậy, Bộ Công Thương đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.
Tại buổi họp báo chiều ngày 18/5, đại diện Bộ Công Thương khẳng định đang rất khẩn trương thực hiện đầy đủ nhiệm vụ Chính phủ giao để làm cơ sở pháp lý thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Do yếu tố phụ thuộc vào thời tiết của điện gió và điện Mặt Trời nên trong thời gian tới EVN sẽ nghiên cứu lắp đặt các hệ thống tích trữ năng lượng để đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế.
Ngày 15/5, EVN đã thành lập Ban Chỉ đạo tiết kiệm điện và đảm bảo cung ứng điện năm 2023 nhằm quyết định giải pháp/chỉ tiêu, chỉ đạo toàn diện công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả...
Theo đại diện EVN, tính đến 10/5, có 15 dự án hoàn thiện hồ sơ và đang tiến hành thỏa thuận giá điện. Hiện EVN đã phê duyệt giá tạm thời cho Nhà máy điện gió Nam Bình 1 và Nhà máy điện gió Viên An.
Nhằm tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả nhất là các tháng cao điểm mùa khô, nhiều khách hàng sử dụng điện lớn đã tham gia Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện.
Bộ trưởng Công Thương lưu ý EVN tập trung mọi nỗ lực trong vận hành hệ thống điện, có giải pháp cấp bách, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hệ thống điện quốc gia phải được đảm bảo.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN cần đánh giá kỹ, sát thực tế, xây dựng Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2021-2025 khả thi hơn.
Việt Nam là nước nhập khẩu năng lượng, do đó vấn đề tiết kiệm điện cùng với việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên như than, dầu, khí.. là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
Trong số 27 hồ sơ đề nghị đàm phán giá điện theo khung giá phát điện chuyển tiếp, có 5 chủ đầu tư đã thống nhất mức giá tạm bằng 50% giá do Bộ Công Thương phê duyệt.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo, trong các tháng 6, 7 tiếp theo, miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng, phụ tải hệ thống điện quốc gia tiếp tục có xu hướng tăng và cao hơn kế hoạch.
EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5, tương đương tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Theo TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Chính phủ khẩn trương chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan tính toán, điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện càng sớm càng tốt.