Giá dầu Brent giao tháng 7/2020 tại thị trường London (Anh) tăng 1,1 USD lên 35,75 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường New York (Mỹ) tăng 1,53 USD lên 33,49 USD/thùng.
Giá dầu thế giới bật tăng trong phiên giao dịch đầu tuần (18/5), chạm mức cao nhất trong hơn hai tháng qua, nhờ kết quả tích cực ban đầu trong việc phát triển vắcxin phòng dịch COVID-19.
Vào lúc 14 giờ 07 phút ngày 15/5 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent tại thị trường châu Á tăng 1,21 USD (3,9%) lên 32,34 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 14/4 (32,44 USD/thùng).
OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn khác đã quyết định cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020, nhằm ứng phó với việc nhu cầu nhiên liệu giảm do dịch COVID-19.
Trong tháng 4/2020, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến giảm ít nhất 20%, một mức giảm kỷ lục, khi chính phủ các nước áp dụng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Phiên 29/4, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 2,72 USD (22%) lên 15,06 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc cũng tiến thêm 2,08 USD (10,2%) lên 22,54 USD/thùng.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết việc giá xăng dầu giảm mạnh cùng với giá nhiều mặt hàng phi lương thực, thực phẩm giảm là những nguyên nhân chính tác động đến CPI.
Kuwait đã bắt đầu cắt giảm nguồn cung dầu ra thị trường quốc tế trước cả ngày 1/5, thời hạn bắt đầu có hiệu lực của thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà OPEC+ vừa đạt được.
Tình hình hiện tại của các thị trường dầu mỏ thế giới là kết quả của một cơn bão độc nhất vô nhị chứng kiến nhu cầu dầu mỏ sụp đổ cùng thời điểm với nguồn cung gia tăng đột biến.
Ngày 22/4 theo giờ Mỹ, giá dầu đã tăng gần 20%, một dấu hiệu cho thấy thị trường đang dần ổn định trở lại sau khi giá dầu rớt xuống ngưỡng âm lần đầu tiên trong lịch sử hồi đầu tuần.
Dầu thô giảm giá vào thời điểm này không có tác dụng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, đồng thời sẽ không tác động đến nền kinh tế của các nước trên thế giới và Việt Nam.
Việc tăng giảm giá dầu thô có ảnh hưởng gián tiếp tăng giảm của giá sản phẩm bởi chênh lệch giữa giá dầu thô với sản phẩm trong giới hạn nhất định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các nhà máy lọc dầu.
Việt Nam vừa xuất vừa nhập khẩu dầu nhưng lượng xuất thấp hơn nhập, do đó, giá dầu xuống thấp thì nền kinh tế được hưởng lợi, doanh nghiệp sản xuất đỡ khó khăn sẽ giúp cải thiện nguồn thu nội địa.
Nhiều nước vẫn nghi ngại thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC+ không đủ để bù đắp sự sụt giảm nhu cầu dầu toàn cầu do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.