Nước nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc đang mở cửa kinh tế trở lại sau khi kết thúc giai đoạn bị “kìm kẹp” do dịch COVID-19, thúc đẩy hy vọng nhu cầu dầu tăng cao hơn.
Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 2,57 USD (tương đương 3,2%) lên 82,67 USD/thùng, trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,29 USD (3,1%) lên mức 77,41 USD/thùng.
Bộ Năng lượng Nga cho biết sẽ giám sát giá dầu và không loại trừ khả năng áp dụng các biện pháp bổ sung để hạn chế việc giảm giá dầu của Nga ở mức giới hạn trên cơ sở giá thị trường.
Nga có thể mất khoảng 28,6 tỷ USD doanh thu dầu khí khi giá xuất khẩu dầu Urals vào tháng 12/2022 là 50,47 USD/thùng, thấp hơn gần 20 USD so với mức giá trung bình mà Bộ Tài chính Nga dự kiến.
Do giá năng lượng và phân bón tăng cao bắt nguồn từ cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với một năm trước đó.
Saudi Aramco đã giảm 1,45 USD/thùng với giá bán chính thức loại dầu thô hàng đầu của mình, Arab Light, sang châu Á trong tháng Hai, thiết lập mức giá chỉ cao hơn 1,8 USD/thùng so với chuẩn Dubai/Oman.
Giá dầu Brent tăng 1,22 USD, hay 1,6%, lên 79,06 USD/thùng vào lúc 16 giờ 22 phút (theo giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ tăng 1,02 USD.
Ngày 4/1, giá dầu toàn cầu đã giảm do lo ngại về nhu cầu thấp của Trung Quốc và giá khí đốt của châu Âu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021 do thời tiết mùa đông ôn hòa.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 2/2023 giảm xuống còn 76,93 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York; trong khi giá dầu Brent giảm còn 82,1 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE London.
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1 USD, xuống 86,29 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ tăng 51 xu Mỹ, hay 0,64%, lên 80,77 USD/thùng.
Giá dầu đã tăng vọt vào tháng Ba năm nay, khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, sau đó nhanh chóng “hạ nhiệt” vào nửa cuối năm khi các ngân hàng trung ương lớn nâng lãi suất và lo ngại về suy thoái kinh tế.
Trong ngày giao dịch cuối cùng của năm 2022, chứng khoán thế giới đa phần có xu hướng ổn định nhưng khi so sánh cả năm, chỉ số chứng khoán thế giới đang trên đà giảm 20%.
Chuyên gia cho rằng việc APEC cắt giảm sản lượng khai thác cùng với lệnh cấm xuất khẩu dầu của Nga sang các nước "không thân thiện" sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đẩy giá dầu tăng mạnh.
Chuyên gia Jun Rong Yeap cho biết bước sang năm 2023, có nhiều cơ hội để giá dầu tăng trở lại nhưng tình hình còn phụ thuộc vào tốc độ mở cửa trở lại của Trung Quốc.
Giới đầu tư hướng về năm 2023 với sự thận trọng và hy vọng dè dặt về khả năng thúc đẩy kinh tế từ việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế COVID-19 trước những lo ngại về sự gia tăng số ca nhiễm mới.
Các chuyên gia tin rằng các biện pháp trừng phạt và tác động với chuỗi cung ứng toàn cầu nhiều khả năng dẫn đến tình trạng phi toàn cầu hóa, kinh tế thế giới có nguy cơ chia thành các khối tách biệt.
Sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh cấm cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm liên quan cho những quốc gia áp giá trần đối với dầu mỏ của nước này, giá dầu thô trên thế giới đã tăng nhẹ.