Việc Trung Quốc ghi nhận ca tử vong do COVID-19 đầu tiên trong 6 tháng làm dấy lên khả năng nước này có thể áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, khiến các nhà đầu tư quan ngại.
Để đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời, Bộ Tài chính kiến nghị 4 mức thuế áp dụng trong năm 2023 theo diễn biến giá dầu thô mà không cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết.
Giữa những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc và đà tăng của đồng USD, giá dầu tại thị trường châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng.
Giá dầu giảm do lo ngại dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng và các thị trường vẫn tiếp tục theo dõi các động thái chính sách của Fed.
Những lo ngại về khả năng Trung Quốc tiếp tục phong tỏa để hạn chế sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 mới cùng khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất đã khiến thị trường năng lượng trở nên u ám.
Thị trường chứng khoán Mỹ và chỉ số chứng khoán STOXX 600 toàn khu vực châu Âu đều giảm; trong khi giá dầu thô thế giới cũng giảm khi các nhà giao dịch đánh giá số liệu dự trữ nhiên liệu của Mỹ.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 12/2022 của Mỹ giảm 1,33 USD, hay 1,5%, xuống 85,59 USD/thùng tại New York, còn giá dầu Brent giao tháng 1/2023 giảm 1 USD, hay 1,1%, xuống 92,86 USD/thùng tại London.
OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng mạnh tay khoảng 2 triệu thùng/ngày tại cuộc họp tháng trước; khối này sẽ nhóm họp lại vào ngày 4/12 để đánh giá và đưa ra chính sách của mình.
Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng lên 96,06 USD/thùng, tiếp tục tăng 1,1% trong phiên trước; trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ tăng lên mức 88,71 USD/thùng.
Những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc cũng như về kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ đã khiến giá dầu thế giới giảm hơn 2 USD trong phiên 8/11.
Chuyên gia cho rằng giá dầu kỳ hạn vẫn đang được định giá trong khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu cộng với việc nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc giảm khiến giá dầu kỳ hạn giảm vài tháng qua.
Chốt phiên 7/11, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 65 xu Mỹ xuống 97,92 USD/thùng, sau khi có lúc vọt lên 99,56 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 31/8.
Giá dầu tại thị trường châu Á giảm hơn 1 USD/thùng sau khi các quan chức Trung Quốc nhắc lại cam kết theo đuổi chính sách kiểm soát chặt dịch COVID-19.
Chuyên gia tại công ty OANDA cho biết nhu cầu dầu thô của Trung Quốc đã bị hạn chế, nhưng nếu nền kinh tế mở cửa trở lại, giá dầu có thể tăng cao hơn bất chấp lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.