Tổng Thư ký LHQ cho biết "khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng" đang đe dọa hàng triệu người ở vùng Sừng châu Phi, bao gồm lãnh thổ của các quốc gia Ethiopia, Eritrea, Somalia, , Djibouti, Kenya và Sudan.
Nhằm giảm nguy cơ lạm phát, Chính phủ Malaysia đã và đang đóng vai trò quản lý lạm phát lương thực thông qua nhiều chính sách, như hạn chế xuất khẩu hoặc mở cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước khác...
Nhà kinh tế trưởng của FAO nhận định việc các nền kinh tế phục hồi hậu giai đoạn suy yếu sau đại dịch COVID-19 sẽ làm gia tăng nhu cầu, qua đó gây áp lực tăng giá thực phẩm.
Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trở nên tồi tệ hơn do ngày càng có nhiều quốc gia áp đặt các hạn chế thương mại lương thực, khi 23 quốc gia thực hiện 29 lệnh cấm xuất khẩu lương thực.
Chuyên gia kinh tế đánh giá lạm phát cơ bản của Singapore chậm lại là do “chi phí ăn ở dường như đã đạt đỉnh, trong khi giá lương thực và vận tải tư nhân có thể tiếp tục cải thiện so với năm 2022.”
Sự leo thang chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine có thể gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng mới ở châu Âu và làm trầm trọng thêm mối đe dọa đối với an ninh lương thực ở các nước thu nhập thấp.
Chỉ số giá lương thực toàn cầu của FAO đã giảm từ 129,7 điểm trong tháng 2/2023 xuống 126,9 điểm trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021, ghi dấu tháng giảm thứ 12 liên tiếp.
Theo FAO, các yếu tố như nguồn cung lương thực dồi dào, nhu cầu nhập khẩu yếu và việc gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã khiến chỉ số giá lương thực tiếp tục giảm.
Lạm phát của Mexico trong tháng 3/2023 đã giảm xuống còn 6,85%, mức thấp nhất trong 17 tháng qua và cũng thấp hơn mức mà các chuyên gia kinh tế nước này dự đoán trước đó.
Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) cho biết trong tháng 3, lạm phát giá thực phẩm tính theo năm tại Anh đạt 15%, tăng từ mức 14,5% trong tháng 2 và là mức cao nhất kể từ năm 2005.
Dù đã giảm tốc nhưng lạm phát hiện vẫn cao hơn mục tiêu 2%, đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với sức ép phải rút lại chính sách kích thích tiền tệ khi có thống đốc mới.
Giám đốc UNDP nhấn mạnh thực trạng nợ nần tại một số nước đang phát triển hiện ở mức rất nghiêm trọng, khi tất cả 52 nước "đang trong tình trạng nợ nần chồng chất, hoặc rất gần với nguy cơ vỡ nợ."
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ngày 3/3 công bố chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 2/2023 là 129,8 điểm, đã giảm gần 19% so với mức đỉnh ghi nhận tháng 3/2022.
Trong tháng 2 vừa qua, chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) là 129,8 điểm, giảm nhẹ so với mức 130,6 điểm ghi nhận hồi tháng 1 và là chỉ số thấp nhất kể từ tháng 9/2021.
Báo cáo của Eurostat cho thấy chi phí năng lượng tiếp tục tăng chậm lại trong tháng 2 nhưng giá lương thực và đồ uống đã tăng tới 15% - mức cao kỷ lục mới và vượt đáng kể mức 14,1% của tháng 1.
Giá xăng dầu và gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới đồng thời chi phí nhà ở thuê đắt đỏ hơn do nhu cầu tăng cao sau dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân chính tác động đến CPI tháng Hai.
Nền kinh tế Thái Lan dự kiến tăng trưởng 3,8% trong năm nay, nhờ sự phục hồi của ngành du lịch quan trọng, trong khi lạm phát sẽ hạ nhiệt xuống mức mục tiêu.
WTO cho biết tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2022 cao hơn mức dự báo 3% mà cơ quan này đưa ra hồi tháng Tư năm ngoái và cao hơn đáng kể so với ước tính trước đây cho các kịch bản bi quan hơn.
Giá lương thực ở Đức tăng 20,2% trong tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lạm phát đối với hàng tạp hóa vẫn cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ lạm phát chung.
Giá lương thực thế giới đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp tính đến tháng 1/2023 và hiện đã giảm khoảng 18% so với mức cao kỷ lục ghi nhận hồi tháng 3/2022.