Từ ngày 1-10/5, khu vực thượng nguồn sông Mekong và khu vực Nam Bộ chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, xâm nhập mặn ở các sông Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm dần.
Mặc dù tâm bão Surigae dự kiến sẽ không đổ bộ vào Philippines, song siêu bão đầu tiên của năm 2021 này báo hiệu một mùa bão hoạt động mạnh trong khu vực.
Thiệt hại sản lượng mùa vụ do nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng đã tăng gấp 3 lần, từ mức 2,2% trong giai đoạn 1964-1990 lên 7,3% trong giai đoạn 1991-2015.
Những tháng đầu năm 2021 tại ĐBSCL, nhất là khu vực ven biển, đã xảy ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cục bộ, giá nước ngọt tăng cao, ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt.
Trước những thành tựu đạt được của ngành tôm Việt Nam, các quốc gia sản xuất tôm láng giềng đã có động thái liên kết với Việt Nam để chung tay sản xuất tôm cung ứng ra thị trường thế giới.
Các địa phương thuộc khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long được hỗ trợ thêm kinh phí khi phải thực hiện kéo dài đường ống cấp nước sạch; mua thiết bị trữ nước hỗ trợ cho người dân.
Nhờ chủ động điều chỉnh lịch thời vụ sớm hơn cũng như áp dụng các giải pháp kỹ thuật, chọn tạo giống lúa ngắn ngày, hạn mặn không ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết thời tiết đêm giao thừa và 3 ngày Tết sắp tới trên toàn quốc tương đối thuận lợi cho việc đón chào năm mới.
Đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng sẽ tập trung vào tháng Hai, từ ngày 9-15/2, trùng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong năm 2021 có thể tới 50%.
Hàng ngàn gốc sầu riêng chết dần chết mòn, hàng chục ngàn hecta lúa bị thiệt hại à hậu quả khủng khiếp mà hậu mà khủng khiếp của những đợt xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vụ cháy rừng xảy ra tại một khu vực ở thành phố Valparaiso đã thiêu rụi sáu ngôi nhà và hơn 300ha rừng; ít nhất 25.000 người dân đã phải đi sơ tán để đảm bảo tính mạng.
Hơn 1 triệu người ở Madagascar cần được cứu trợ lương thực trong năm nay trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang ngày càng làm trầm trọng thêm những tác động do hạn hán gây ra.
Tuy nhiên, một số vùng có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ vào cuối vụ nên cần sử dụng nước tiết kiệm, đặc biệt là các công trình thủy lợi nhỏ, vùng ngoài công trình thủy lợi phụ trách tưới.
Nhiều nghiên cứu đã cảnh báo vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ cao 1-2m so với mực nước biển, đến năm 2100 nguy cơ vựa lúa số 1 của Việt Nam sẽ bị chìm nghỉm.
1,3 triệu người dân ĐBSCL đã di cư trong 10 năm qua, dân số tương đương hơn một tỉnh trong vùng. Đến năm 2030, dân số vùng này sẽ xuống dưới 17 triệu người, tức là tương đương một tỉnh nữa ly hương.
Nhiều ý kiến của giới chuyên gia, nhà khoa học cho rằng để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, các tỉnh trong vùng cần gác lại “tư duy nhiệm kỳ” hay “lợi ích cục bộ địa phương.”
Ngay từ đầu năm, toàn ngành nông nghiệp đẩy mạnh triển khai hiệu quả các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Chương trình Giám sát đập Mekong, được chính thức công bố vào ngày 14/12, sẽ sử dụng công nghệ viễn thám và dữ liệu từ vệ tinh để theo dõi mực nước ở các đập của Trung Quốc.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã kiến nghị đưa việc đảm bảo an ninh nguồn nước là một lĩnh vực an ninh phi truyền thống trong Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch toàn khóa XIII.