Biến đổi khí hậu làm tăng những hiểm họa liên quan đến nước trên toàn cầu như lũ lụt và hạn hán, trong khi số người bị ảnh hưởng bởi tình trạng khan hiếm nước dự kiến cũng sẽ tăng vọt.
Chỉ tính riêng năm 2020, thời tiết cực đoan đã cướp đi hàng trăm sinh mạng và xóa sạch thành quả hàng chục năm về giảm nghèo của nhiều vùng trên cả nước.
Một dự thảo báo cáo của Liên hợp quốc cho biết nếu nhiệt độ trên thế giới tăng lên 2 độ C thì 1/4 dân số thế giới có thể đối mặt với các đợt nắng nóng nghiêm trọng xảy ra ít nhất 1 lần trong 5 năm.
Vùng có nguy cơ hạn hán, không đủ lượng nước cho sản xuất cần bố trí chuyển từ cơ cấu sản xuất 3 vụ sang 2 vụ, hoặc bố trí lại thời vụ sản xuất phù hợp để né tránh hạn, mặn.
Nghiên cứu mới cho thấy có tới 19% diện tích đất trên Trái Đất đã bị ảnh hưởng do nạn hạn hán nghiêm trọng trong năm 2020 và hơn 2 tỷ người trên thế giới đang đối mặt với mất an ninh lương thực.
Một số vùng mía tiếp tục chịu hạn hán, bão lụt; cùng với giá đường xuống thấp đã khiến sản lượng mía nguyên liệu tiêu thụ, đưa vào chế biến chỉ đạt 6,74 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.
Trẻ em sẽ phải hứng chịu số đợt nắng nóng gấp 7 lần và các đợt hạn hán, lũ lụt cũng như mất mùa gấp gần 3 lần, do tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng.
Trong gói ngân sách, hơn 5 tỷ USD cấp cho các dự án khẩn cấp chống hạn hán và mở rộng các nguồn cung cấp nước tại bang; 3,7 tỷ USD để giải quyết những rủi ro liên quan biến đổi khí hậu...
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cho biết, việc cắt giảm viện trợ lương thực cho người dân Nam Sudan sẽ bắt đầu từ tháng tới và kéo dài đến đầu năm sau.
Theo điều tra sơ bộ, vụ cháy rừng tại tỉnh Galacia phía Tây Bắc Tây Ban Nha là do hành động phá hoại của con người, vì nhiều địa điểm bất ngờ cùng cháy vào một thời điểm.
Báo cáo nhận định nắng nóng cực đoan có thể gây thiệt hại kinh tế hàng năm ở Mỹ lên tới 500 tỷ USD vào năm 2050 và tác động bất cân xứng đến những cộng đồng thiểu số.
Đám cháy Caldor bùng phát ở miền Tây nước Mỹ từ giữa tháng Tám, diện tích của đám cháy hiện đã lên tới hơn 700km2, thiêu rụi 472 tòa nhà và đe dọa hơn 20.000 tòa nhà khác.
Các dữ liệu mới nhất cho thấy khoảng 14 triệu người dân Afghanistan đang rơi vào tình cảnh đói kém nghiêm trọng, trong đó khoảng 2 triệu trẻ em có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Tình trạng hạn hán xảy ra 22 năm qua ở miền Tây nước Mỹ đã khiến mực nước hồ nhân tạo Mead trên sông Colorado giảm mạnh xuống mức chỉ bằng khoảng 30% dung tích đầy đủ.
Ngày 10/8, cháy rừng thiêu trụi khu rừng nguyên sinh trên bán đảo Peloponnese của Hy Lạp, buộc chính quyền địa phương phải cho sơ tán người dân tại 20 ngôi làng.
Lượng mưa thiếu hụt trong năm nay càng khiến tình trạng hạn hán trầm trọng. Đỉnh tuyết trắng của dãy Andes giờ đây gần như biến mất, mực nước hồ chứa xuống thấp và các nông trại khô cằn.