Cơ quan chức năng phát hiện 9,92ha cây keo lai, bạch đàn đang được trồng trái phép trên đất quy hoạch phát triển rừng và 1,59ha cây keo lai trồng xen trong rừng tự nhiên chức năng phòng hộ.
Công an Hà Giang quyết định khởi tố vụ án, bị can đối với 2 cán bộ thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ và Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê, để điều tra về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng."
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và mạng xã hội xôn xao trước thông tin có hổ xuất hiện tại thôn Tà Ngào, xã Lộc Thành. Thông tin này xuất phát từ một người dân địa phương.
Theo thông tin ban đầu, khu vực rừng bị triệt hạ nằm trên diện tích khoảng 2ha với gần 400 cây thông 3 lá có đường kính gốc từ 15-60cm bị cưa hạ sát gốc.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt 34 bị cáo với mức án cao nhất 9 năm tù trong vụ phá rừng có tổ chức, quy mô lớn và giúp sức của nhiều cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ rừng huyện Tây Hòa và Sông Hinh.
Tại hai Tiểu khu 699 và 708, nhiều cây gỗ lớn có đường kính từ 20-80cm đã bị đốn hạ, những cây gỗ lớn bị xẻ thành phách đưa ra khỏi rừng, chỉ còn lại gốc, ngọn, bìa gỗ, mùn cưa.
Theo báo cáo nhanh của tổ công tác, bước đầu xác định rừng bị phá với diện tích lớn, khoảng gần 100ha có cây rừng bị cắt hạ, đường kính từ 20cm trở xuống.
Ngày 7/3, Đoàn kiểm tra liên ngành Ủy ban nhân dân thị trấn Măng Đen tổ chức tuần tra, kiểm tra tại khu vực thuộc lô 2, lô 3, khoảnh 11, Tiểu khu 486, phát hiện 22 gốc cây gỗ bị cưa hạ.
Lực lượng chức năng phát hiện 11 cây gỗ Pơmu bị khai thác trái pháp luật, trong đó có 7 cây mới bị khai thác, 4 cây khô đã ngã đổ. Một số cây chỉ còn cành, ngọn, phần thân cây đã bị lấy đi.
Theo người dân sống ven đường Hồ Chí Minh, khoảng 10 ngày nay, hàng loạt thông non ở nhiều khoảnh rừng thuộc các xã Nâm N’Jang và Trường Xuân bị thiêu rụi sau khi ngành chức năng dọn, đốt thực bì.
14 phách gỗ Chua với khối lượng gần 3m3 được lái xe vận chuyển về huyện Quảng Điền để tiêu thụ và tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Cá thể khỉ đuôi dài có tên khoa học là Macaca fascicularis, cân nặng 3kg, thuộc nhóm 2B - nhóm nguy cấp quý hiếm, được người dân tự nguyện giao nộp cho Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Liên quan đến vụ 5 cá thể voọc chà vá quý hiếm bị bắn chết, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm."
Từ tháng 6 đến nay, hàng loạt cây dầu rái cổ thụ tại lô 13, khoảnh 3, tiểu khu 319 thuộc rừng phòng hộ xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi đã bị "lâm tặc" ngang nhiên đốn hạ.
Qua kiểm tra thực tế, tổng số cây rừng bị cưa hạ là 42 cây; tổng khối lượng gỗ tròn bị thiệt hại ước tính hơn 14,7m3, cao hơn nhiều so với báo cáo của Hat kiểm lâm thị xã Đức Phổ lập ngày 13/9/2021.
Lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện tại Khoảnh 4, Tiểu khu 715 do xã Ea Lai, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk quản lý có 19 gốc cây bị cắt hạ, trong đó 4 gốc có dấu vết chặt còn mới.
Hai con vượn đen má hung, một con rái cá, hai con khỉ đuôi lợn và một con khỉ mặt đỏ đã được Vườn Quốc gia Bù Gia Mập thả về rừng tự nhiên, sau một thời gian chăm sóc trong môi trường bán hoang dã.
Lần theo dấu vết của do lâm tặc tạo ra, phóng viên chứng kiến ít nhất 10 cây rừng cổ thụ đã bị đốn hạ, đường kính gốc cây từ 1-1,6 mét, trong đó nhiều cây mới bị chặt, vẫn còn tươi.
Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tuần Giáo bị tạm đình chỉ công tác nhằm làm rõ trách nhiệm trong việc để xảy ra phá rừng thông trái quy định tại khu vực bản Hua Sa A trên đèo Pha Đin.
Hạt Kiểm lâm thành phố Đà Lạt đã phối hợp truy lùng, phát hiện một chiếc xe tải khả nghi đã nhiều lần vào khu vực có rừng bị cưa hạ. Ngay sau đó, đã xác định đối tượng chủ mưu là Nguyễn Văn Hải.