Tehran cho rằng nghị quyết mới đây của IAEA có sự tác động từ một số nước, trong đó có Mỹ, nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng mới trong quan hệ hợp tác giữa Iran và IAEA.
Nghị quyết của IAEA kêu gọi Tehran cho phép IAEA tiếp cận hai cơ sở ở Iran để làm rõ việc liệu có hoạt động hạt nhân không khai báo diễn ra vào đầu những năm 2000 hay không.
Iran tuyên bố "có thể có một giải pháp thích hợp" đối với đề nghị của IAEA về việc Tehran cho phép tiếp cận 2 địa điểm mà IAEA cho là liên quan hoạt động hạt nhân tại nước này.
Đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Lee Do-hoon đã đến Washington ngày 17/6 để trao đổi với các quan chức Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên đang leo thang.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia hạn các biện pháp trừng phạt hiện nay đối với Triều Tiên thêm một năm, viện dẫn những hành động mà Washington cho là "mối đe dọa bất thường" gần đây từ phía Bình Nhưỡng.
Vụ Các vấn đề kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hủy diệt thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết hội nghị sẽ diễn ra ngày 6/7 tới để thảo luận tình hình xung quanh việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này.
Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc ở Vienna (Áo) nhấn mạnh: "Việc đưa ra nghị quyết này nhằm kêu gọi Iran hợp tác với IAEA... là điều đáng thất vọng và hoàn toàn phản tác dụng."
Các nước châu Âu đã đề nghị Iran cho phép các thanh sát viên quốc tế của IAEA tiếp cận các địa điểm và thực thi các nghĩa vụ, được nêu trong Nghị định thư bổ sung của Hiệp ước NPT.
Iran cho rằng IAEA không nên căn cứ vào các tuyên bố và cáo buộc của cơ quan tình báo Israel, nhấn mạnh Tehran sẽ có phản ứng tương xứng nếu cơ quan này đưa ra quyết định thiếu tính xây dựng.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên tuân thủ thực hiện các thỏa thuận giữa hai bên, còn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang theo dõi động thái quân sự từ phía Bình Nhưỡng và sẵn sàng cho mọi tình huống.
Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc nên dừng cuộc đàm phán "vô nghĩa" về phi hạt nhân hóa, cho rằng Seoul không đủ điều kiện để thảo luận về đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Áp lực ngày càng gia tăng từ Mỹ, cùng thực tế khiến người ta không khỏi mất dần kiên nhẫn với các lợi ích kinh tế mà Bắc Kinh hứa hẹn buộc các nước Trung và Tây Âu phải cân nhắc lại chiến lược.
Dường như Triều Tiên đang mất hy vọng và kiên nhẫn vì cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ vẫn bế tắc sau "bước ngoặt lịch sử" ở Singapore cách đây tròn 2 năm.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hy vọng động thái này sẽ giúp ngành năng lượng hạt nhân của Mỹ cạnh tranh với các công ty nhà nước của Trung Quốc và Nga.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, dù không tham gia vào các cuộc đàm phán ba bên song điều đó không có nghĩa là Trung Quốc không tham gia vào các nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Ngoại trưởng Triều Tiên tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ thúc đẩy việc phát triển các vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong bối cảnh đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ vẫn đang rơi vào bế tắc.
Nga đang xem xét thiết lập một mạng lưới toàn cầu các tàu ngầm không người lái và nổi tự động, cũng như máy bay không người lái để phục vụ nghiên cứu khoa học quy mô lớn.