Đoạn từ Ngã Tư Sở đến hầm chui Thanh Xuân (dài khoảng 1,5km), 2 làn sát vỉa hè sẽ dành cho xe máy, xe thô sơ và xe buýt hoạt động; 3-4 làn sát dải phân cách dành cho ôtô hoạt động.
Hầm chui Lê Văn Lương-Vành đai 3 Hà Nội có tổng mức đầu tư 698 tỷ đồng, dài 475m, trong đó hầm kín dài 95m, hầm hở và gờ chắn bánh bố trí ở hai đầu dài 380m.
Hai bên đường hầm chui Trung Hòa (Hà Nội), cây cúc tần ấn độ sau thời gian phát triển tươi tốt đã tạo nên cảnh quan vô cùng tươi mát, như một 'lá phổi xanh' của con đường bê tông.
Trưa 24/5, sau khi tiến hành bơm nước, nước ngập tại các hầm chui dân sinh và khu vực nội thành đã cơ bản rút hết, nhờ đó, người và phương tiện giao thông đi lại thuận tiện và an toàn hơn.
Nguyên nhân các hầm chui vẫn ngập nước là do mực nước các sông trên địa bàn thành phố và sông Nhuệ lên cao, Công ty Thoát nước Hà Nội chưa thể bơm cưỡng bức tổng thể để tiêu úng tại khu vực.
Nếu được đầu tư xây dựng hai hầm chui trên đường Vành đai 3 từ nguồn vốn ngân sách thành phố, hạ tầng giao thông trên tuyến này sẽ đồng bộ và hoàn chỉnh.
Việc triển khai hiệu quả nhiều công trình giao thông trọng điểm góp phần tăng năng lực hạ tầng giao thông; giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan đô thị của Thủ đô.
Hầm chui Lê Văn Lương-Khuất Duy Tiến có tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, được khởi công tháng 10/2020, dự kiến hoàn thành quý 4/2022. 100 công nhân thi công xuyên Tết Dương lịch để đảm bảo tiến độ.
Dự án có chiều dài tuyến khoảng 4km, điểm đầu tuyến giao đường Trần Quốc Hoàn-Phan Thúc Duyện; điểm cuối tuyến giao đường C12-Cộng Hòa-Trường Chinh, với tổng vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng.
Ngọn lửa thiêu rụi gần như hoàn toàn chiếc xe buýt, lực lượng chức năng phải phong tỏa một làn đường qua hầm chui hướng về huyện Hóc Môn để phục vụ công tác xử lý hậu quả vụ cháy.
Khoảng 6 giờ 35 phút sáng 24/2, xe buýt mang biển số 51B-206.78 bất ngờ bốc cháy khi đang lưu thông trong hầm chui An Sương, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Do tính chất cấp bách cũng như tranh thủ mật độ lưu thông thấp, hai dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ và dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn triển khai xuyên Tết.
Dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ do Ban Giao thông làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 830 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 538 tỷ đồng.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Phạm Hoàng Tuấn cho biết dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương-Vành đai 3 có tổng mức đầu tư dự án 698 tỷ đồng.
Đây là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với tỉnh Tây Ninh qua Quốc lộ 22 và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long qua Quốc lộ 1.
Theo đó, dự án sẽ sửa chữa mặt đường bêtông trong hầm và mặt đường các lối ra, vào cửa hầm; cải tạo hệ thống thoát nước trong hầm; điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống sơn kẻ, biển báo tại các hầm chui.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thành phố đã dành 37,5% tổng vốn đầu công giai đoạn 2016-2020 để phát triển hạ tầng giao thông.
Theo thiết kế, Dự án hầm chui và vòng xoay tại nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ sẽ xây dựng đảo tròn trung tâm đường kính 60m và 2 hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh.
Theo kế hoạch, ngày 15/2 tới, nhà thầu sẽ tiến hành rào chắn phía Quốc lộ 22 (từ bến xe An Sương về Quốc lộ 1) để thi công 7 đốt hầm còn lại (gồm 1 đốt hầm kín và 6 đốt hầm hở).