Ngân hàng Chính sách xã hội đã khẩn trương giải ngân 2.335 tỷ đồng dành cho các chính sách tín dụng, đồng thời tiếp tục giải ngân các chương trình tín dụng khác.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh, thành phố thực hiện việc duy trì, thu hút lao động vào làm việc, hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động.
Liên quan đến dịch vụ công, Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động kết nối theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tái cấu trúc các quy trình thủ tục để chuyển sang hình thức trực tuyến.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới hơn 94% người lao động ngành dệt may, trong đó có 60,6% người lao động ngừng việc, 27,3% làm việc "3 tại chỗ," và 6,3% làm việc luân phiên.
Qua 2 tháng thực hiện chính sách hỗ trợ, Thành phố Hồ Chí Minh đã chi hỗ trợ cho gần 81.590 doanh nghiệp và hơn 2,34 triệu lao động với tổng số tiền 5.635,3 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phối hợp với Sở Tài chính để xác định các đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại tự chủ tài chính để làm cơ sở thực hiện việc hỗ trợ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bảo hiểm xã hội cần triển khai kịp thời các chương trình hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19...
Hơn 2,16 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hơn 167.000 lao động bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5.570 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đã nhận được văn bản đề nghị của 22 địa phương và cấp bổ sung kinh phí từ ngân sách Trung ương số tiền 164 tỷ đồng để hỗ trợ 9 địa phương, số còn lại sẽ tổng hợp và xử lý theo quy định.
Đến nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt cho hơn 293.000 lao động được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, với tổng kinh phí gần 456 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân các huyện ở Bến Tre đã ra quyết định phê duyệt 226.497 trường hợp (gồm 8.755 người sử dụng lao động và 217.742 người lao động), với tổng số tiền trên 295 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng nặng nề của dịch, Quảng Trị và Yên Bái đã có nhiều giải pháp hỗ trợ lao động nghỉ việc không lương, tạm hoãn hợp đồng góp phần đảm bảo an sinh xã hội nhằm không để ai bị bỏ lại phía sau.
Tính đến hết 08/11, Bảo hiểm xã hội các địa phương giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 10,3 triệu lao động, trong đó đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là trên 9,7 triệu người.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp.
Trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin sẵn có của ngành, bảo hiểm xã hội đã giải ngân với tiến độ tương đối nhanh với trên 22.000 tỷ đồng so với tổng số tiền là hơn 30.000 tỷ đồng.
Công đoàn sẽ hỗ trợ 50 nhà “Mái ấm Công đoàn” năm 2022; thăm hỏi, trao 10.000 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ với mức 300.000 đồng cho người đóng BHXH.
Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết thời gian qua, trung bình mỗi ngày, ngành Bảo hiểm Đồng Nai chi hỗ trợ cho gần 30.000 lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã chi trả hỗ trợ đối cho hơn 217.000 lao động khó khăn do dịch với số tiền hơn 500 tỷ đồng. Dự kiến ngày 31/12, tỉnh hoàn thành việc hỗ trợ đối với người lao động.
BHXH Việt Nam khẳng định tin nhắn nhận trợ cấp là của đối tượng lừa đảo, lợi dụng thông tin về chính sách hỗ trợ với người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi...
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các tỉnh, trước mắt là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức sàn giao dịch việc làm trực tuyến.