Với gói hỗ trợ này, lần đầu nhiều đối tượng lao động được nhận hỗ trợ 1 lần như đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sỹ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng của dịch.
Dịch vụ hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 1 trong số 8 dịch vụ được triển khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Liên đoàn lao động Đồng Nai lập 4 trạm hỗ trợ phòng chống dịch cho nơi phong tỏa, cách ly; Tiền Giang chuyển nông sản trị giá gần 1 tỷ đồng cho TP.HCM; Sở du lịch Đà Nẵng hỗ trợ lao động mất việc.
Các cấp công đoàn tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống, kịp thời cung cấp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm, động viên tinh thần đoàn viên, người lao động vững tâm vượt qua đại dịch.
Ngày 30/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý đề xuất của Bộ Tài chính về sự cần thiết bổ sung các giải pháp tiếp theo để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, chịu tác động của dịch COVID-19.
Điều kiện để nhận được hỗ trợ: bị mất việc làm từ 15 ngày liên tục trở lên, có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc phải tạm dừng hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ, người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
Về quyết định thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động Bắc Giang gặp khó khăn do dịch COVID-19, mỗi lao động có hợp đồng sẽ được hưởng mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người.
Để đảm người dân an tâm trong giai đoạn giãn cách xã hội, TP. Hồ Chí Minh cùng các bộ, ngành đã nhanh chóng triển khai các giải pháp hỗ trợ người lao động tự do, tiểu thương ổn định cuộc sống.
Long An đã hỗ trợ 14.567 người lao động tự do với tổng kinh phí gần 11 tỷ đồng trong khi tỉnh Kiên Giang sẽ hỗ trợ cho 45.000 người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.
Sở đã triển khai hỗ trợ theo Nghị quyết số 68, ghi nhận kết quả hỗ trợ lũy kế đã phê duyệt hỗ trợ cho 2.945 người thuộc đối tượng số 9 và 12 của Nghị quyết với tổng kinh phí hỗ trợ trên 3,6 tỷ đồng.
Theo ông Lê Minh Tấn, dự kiến có khoảng 27.000 người lao động tự do, đang nằm ngoài 6 nhóm hỗ trợ đã nêu trong Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 17/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết, một cơ sở bệnh viện dã chiến đầu tiên được xây dựng trong thời gian ngắn đã sẵn sàng đưa vào hoạt động vào ngày mai (18/7).
Mức hỗ trợ của tỉnh Đồng Nai là 1,5 triệu đồng/người đối với người lao động có thời gian nghỉ việc, mất việc làm từ 15 ngày liên tục trở lên (chỉ hỗ trợ 1 lần/người).
Người lao động trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ với mức vay tối đa là 100 triệu đồng, với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo.
Các đơn vị sử dụng lao động theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 23/2011/QĐ-TTg được giảm mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
Quyết định số 23/2021 quy định giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho lao động; hỗ trợ lao động nghỉ việc không lương.
Nghị quyết số 68 tập trung vào hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh; đảm bảo đời sống người lao động.
Nghị quyết số 68 nhằm mục tiêu hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.