Tại phiên họp do Tổng Bí thư chủ trì, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Do diễn biến dịch ở Bắc Ninh rất đặc thù, đối tượng bị ảnh hưởng lớn nên tỉnh đề nghị ngoài chính sách chung, Bộ Lao động Thương binh-Xã hội đề xuất gói hỗ trợ riêng cho 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu dự thảo cần nêu rõ các nội dung xin ý kiến và lý do xin ý kiến, gồm: các đối tượng được hỗ trợ; điều kiện hỗ trợ; mức hỗ trợ; thời gian hỗ trợ; nguồn kinh phí hỗ trợ...
Tham gia các khóa đào tạo tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, người lao động sẽ được miễn học phí 100%, được thực tập trên máy móc hiện đại, cấp giấy chứng nhận, hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm.
Bộ trưởng Tài chính Đức đề xuất các nền kinh tế lớn nhất thế giới cần tiếp tục tiến hành các biện pháp cứu trợ và hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong đại dịch COVID-19.
Khoản hỗ trợ này sẽ giúp hỗ trợ giải tỏa một phần ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với người lao động trong khu vực phi chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người; trường hợp đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, thiên tai, mức hỗ trợ tối đa không quá 2 triệu đồng.
Thời gian tới, Ban vận động Quỹ phòng, chống COVID-19 TP.HCM dự trù chi khoảng 27 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do COVID-19.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao 15 suất quà hỗ trợ đoàn viên Công đoàn của Công ty May mặc Hà Tĩnh; Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng 250 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 9.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 16.000 tỷ đồng để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc đối với người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hối thúc ngành may mặc cần làm nhiều hơn nữa để bảo đảm công việc và cuộc sống của công nhân, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây tổn thất nặng nề.
Chính phủ Anh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện bằng cách trả 2/3 tiền lương của mỗi nhân viên, tối đa là 2.100 bảng Anh (khoảng 2.736 USD) mỗi tháng, kể từ ngày 1/11.
TP.HCM đang nghiên cứu các kịch bản khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát và những giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, vận chuyển, mua sắm, ẩm thực phục hồi.
Bộ trưởng Tô Lâm mong muốn cử tri Bắc Ninh tiếp tục phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Việc sửa đổi Luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân người lao động Việt Nam có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng phải kịp thời bảo vệ, hỗ trợ người lao động Việt Nam.
Do dịch COVID-19 phần nào đã được kiểm soát, doanh nghiệp phục hồi nên hiện Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn chưa giải ngân được món nào trong gói 16.000 tỷ đồng.
Đối tượng được hỗ trợ là đoàn viên, người lao động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bị mất việc, thiếu việc làm dẫn đến mất thu nhập, thu nhập bằng hoặc thấp hơn mức lương cơ sở, có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều người lao động đề nghị triển khai nhanh các gói hỗ trợ này, nhất là trong giai đoạn cả nước cơ bản đã đẩy lùi dịch bệnh; cần có giải pháp giảm giá điện, giá nước, nhà trọ hỗ trợ người lao động.