Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh các xu hướng địa chính trị đang tiếp diễn nhằm phát huy dấu ấn địa chiến lược và địa kinh tế của mình.
Việc đẩy nhanh các SDG được nhóm G20 tiến hành qua các cam kết tăng cường hợp tác đa phương; tăng quy mô các cơ chế tài trợ hỗn hợp; tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chuyển đổi kinh tế xanh.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia nhấn mạnh với việc 6 nước tham gia TAC cho thấy tầm quan trọng của hiệp ước trong việc thúc đẩy hợp tác đa phương hữu nghị và cùng tồn tại hòa bình.
Nga đánh giá trong hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một trong những tổ chức quốc tế có thẩm quyền nhất, đã tự khẳng định mình như một nhân tố quan trọng của trật tự thế giới đa cực.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định tình hình kinh doanh hiện nay ở Nga phức tạp do môi trường không thân thiện, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với những gì phương Tây dự đoán.
Quốc hội Việt Nam đã cùng Quốc hội/nghị viện các nước đối tác, bạn bè linh hoạt hình thức trao đổi song phương, với nhiều nội dung thiết thực, hiệu quả, đạt và vượt những yêu cầu chính trị đề ra.
Nhìn lại 2021, có thể nói, dấu ấn nổi bật nhất của đối ngoại đa phương là việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đóng góp nhiều sáng kiến, đề xuất.
Thủ tướng Ardern bày tỏ bây giờ chính là thời điểm tốt nhất để tái khẳng định niềm tin vào sức mạnh của APEC, của việc hợp tác đa phương giúp những nền kinh tế thành viên giải quyết các thách thức.
Cách đây tròn 50 năm, ngày 11/10/1971, Việt Nam và Thụy Sĩ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nửa thế kỷ qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với New Zealand cùng các thành viên khác để xây dựng, đóng góp vào thành công chung của Tuần lễ cấp cao APEC năm nay.
Báo chí Séc đã có loạt bài đánh giá tích cực về phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội đồng LIên hợp quốc, đề cao vai trò của Việt Nam thúc đẩy hợp tác đa phương, luật pháp quốc tế.
Để BIMSTEC trở thành một thể chế khả thi cho hợp tác đa phương xuyên quốc gia, điều quan trọng là phải thúc đẩy không chỉ lòng tin mà còn cả ý chí chính trị để tạo thuận lợi cho hợp tác năng lượng.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế và các nỗ lực chung vì hòa bình và phát triển trên thế giới.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hoan nghênh việc Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đã trở lại các cơ chế hợp tác đa phương và "sát cánh" cùng EU trong các cuộc cạnh tranh với những quốc gia khác.
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình kêu gọi xây dựng một hệ thống quản trị toàn cầu hợp lý và công bằng hơn, cho rằng các quy tắc do một hay một số quốc gia thiết lập không thể áp đặt cho những quốc gia khác.
Các nhà triển lãm và những người đi đầu trong ngành công nghiệp giới thiệu những công nghệ và ý tưởng đột phá cho các nhà máy, hệ thống năng lượng và chuỗi cung ứng tương lai.
Sau gần 8 năm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam đã cử ba đội hình đơn vị, với 189 người, tham gia các Bệnh viện dã chiến cấp 2; 54 lượt sỹ quan tham gia tại hai phái bộ.
Tổng thống Putin nêu rõ: "Nga luôn để ngỏ đối thoại và hợp tác xây dựng với tất cả các đối tác, cả ở hình thức song phương và trong các cơ cấu và diễn đàn quốc tế, đương nhiên chủ yếu là tại LHQ."
Trong năm 2020, ASEAN đứng thứ 3 về trao đổi kinh tế thương mại với Brazil với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 21 tỷ USD tập trung vào các lĩnh vực đóng tàu, khách sạn, khai khoáng, nông nghiệp...
Cuba và EU đã thảo luận cởi mở về những khác biệt liên quan đến lập trường, song đều khẳng định quyết tâm tiếp tục đối thoại về các vấn đề này trên cơ sở tôn trọng đầy đủ về bình đẳng chủ quyền.