Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất xác lập tầm nhìn mới, tư duy mới, quyết tâm mới, hành động quyết liệt cho phát triển xanh, phát thải ròng bằng 0; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.
Dự luật yêu cầu các công ty nhà nước, công ty tư nhân kinh doanh ở California, có doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ USD, phải công bố dữ liệu được xác minh độc lập về lượng khí thải phát thải ra môi trường.
Theo các nhà nghiên cứu, những hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kỷ lục ở Trung Quốc, Mỹ và Nam Âu, sẽ “hiếm khi xảy ra” nếu không có tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Sức phục hồi yếu ớt của Trung Quốc đã phủ bóng đen lên các thị trường toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu, nơi các lĩnh vực như tiêu dùng, công nghệ, công nghiệp và vật liệu đều dễ bị tác động.
Đức đã vượt Anh về tốc độ giảm phát thải khí nhà kính khi lượng phát thải của nước này giảm 17% từ năm 2016-2022 so với mức giảm 14% của Anh trong cùng kỳ.
Bà Catherine Mann, nhà hoạch định chính sách của BoE cho rằng thuế carbon và các chương trình mua bán khí thải đã khuyến khích người dân và doanh nghiệp giảm lượng khí thải cũng như tăng doanh thu.
Lượng khí thải CO2 từ việc sử dụng năng lượng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và chiếm khoảng 75% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra ở EU.
Các khoản đầu tư vào hiệu quả năng lượng sẽ cho phép tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng hàng năm lên 4%, làm giảm nhu cầu năng lượng và tiêu thụ nhiên liệu.
Cuộc điều tra bao gồm khảo sát các công ty sản xuất thép và nhôm của Mỹ, yêu cầu họ cung cấp dữ liệu về quyền sở hữu nước ngoài và lượng khí thải chưa được báo cáo cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường.
Nhóm nhà khoa học tính toán gần 1,1 triệu tòa nhà tại New York với trọng lượng lên tới 762 triệu tấn là một trong những nguyên nhân khiến thành phố này sụt lún trung bình khoảng 1-2mm/năm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện biến đổi khí hậu làm tăng 30 lần khả năng xảy ra sóng nhiệt, với nhiệt độ tăng ít nhất 2 độ C so với khi không có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Khí CO2 và methane do các công ty thuộc nhóm “Big 88” thải ra chính là nguyên nhân gây ra hơn 1/3 số diện tích đất đai bị thiêu rụi vì cháy rừng ở khu vực phía Tây của Bắc Mỹ trong 40 năm qua.
Hãng tin Kyodo dẫn thông báo của chính phủ Nhật Bản cho biết lượng khí thải quốc gia của nước này trong năm tính đến tháng 3/2022 là 1,17 tỷ tấn, tăng 2% so với năm tài chính 2020.
Lượng nhiệt dư thừa được lưu trữ trong các vùng nước trên thế giới sẽ tác động trở lại làm Trái đất nóng lên nhiều hơn, nước biển nóng lên khiến đại dương giống như một "quả bom hẹn giờ"
Để đạt mục tiêu giảm 62% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ lĩnh vực mua bán khí thải vào năm 2030, EP vừa thông qua một loạt đạo luật nâng tham vọng của hệ thống mua bán khí thải.
EP đã thông qua thỏa thuận đạt được với các nhà đàm phán của các thành viên EU vào năm ngoái, nhằm cải cách thị trường carbon để lượng khí thải vào năm 2030 giảm 62% so với mức của năm 2005.
Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện lộ trình loại trừ dần các chất Hydrofluorocarbon (HFC) từ năm 2024, với mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC giai đoạn 2024-2028 ở mức tiêu thụ cơ sở.
Dự luật mới đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng lượng khí thải của các nước thành viên EU trong các lĩnh vực nêu trên sẽ giảm 40% so với mức của năm 2005, thay cho mục tiêu hiện nay là 30%.
Theo nghiên cứu, các mặt hàng và khối lượng tiêu dùng của “giới mày râu” là nguồn tạo ra khí nhà kính trung bình nhiều hơn 16% so với những sản phẩm mà chị em phụ nữ tiêu thụ.