Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Mê có vi phạm, khuyết điểm do thiếu trách nhiệm, để xảy ra nhiều vụ việc khai thác lâm sản trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, một phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phi Liêng (Lâm Đồng) cùng sáu cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ, kiểm lâm địa phương có dấu hiệu bao che cho đối tượng phá rừng.
Vào cuối tháng 5/2021, các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với huyện Bắc Mê điều tra phát hiện tại khu vực rừng thuộc xã Minh Ngọc có hàng trăm cây gỗ nghiến bị khai thác trái phép.
Lần theo dấu vết của do lâm tặc tạo ra, phóng viên chứng kiến ít nhất 10 cây rừng cổ thụ đã bị đốn hạ, đường kính gốc cây từ 1-1,6 mét, trong đó nhiều cây mới bị chặt, vẫn còn tươi.
Chỉ trong vòng nửa cuối tháng 6/2021, trên địa bàn huyện Kbang - vùng trọng điểm về trữ lượng cũng như chủng loại gỗ rừng quý hiếm, đã liên tiếp xảy ra các vụ khai thác gỗ rừng trái phép nghiêm trọng.
Với những người đứng đầu các địa phương, đơn vị để xảy ra các vi phạm này, ngoài không được bình xét thi đua năm 2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ xem xét đình chỉ công tác.
Hệ sinh thái rừng trong vùng giáp ranh giữa 3 tỉnh hầu hết là rừng tự nhiên, tính đa dạng sinh học cao, với sự hiện diện của nhiều loài động, thực vật quý, hiếm, đặc hữu.
Tỉnh Phú Yên có công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng và địa phương phối hợp điều tra xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép - vụ việc do TTXVN phản ánh.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo về công tác chỉ đạo, kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu thông tin phản ánh tình trạng phá rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Khi tổ công tác của đơn vị ra hiệu lệnh kiểm tra, các đối tượng đã bỏ chạy vào rừng để lại 5 khẩu súng, trong đó có 3 súng kíp, 2 súng hơi và các chai nhựa, túi nylon chứa đạn bi.
Chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa cho rằng trách nhiệm của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Đoa chưa cao, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, tuần tra bảo vệ rừng nên để xảy ra vụ việc trong thời gian dài.