Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ và Cục Kiểm lâm Việt Nam cùng nhau xây dựng một chương trình đào tạo, tập huấn chuẩn hóa về mảng thực thi pháp luật cho kiểm lâm Việt Nam.
Tại thời điểm bắt giữ, đối tượng điều khiển phương tiện vận chuyển là Nông Văn Thương, hộ khẩu thường trú tại huyện Lục Yên (Yên Bái), đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ.
Công an Hà Giang quyết định khởi tố vụ án, bị can đối với 2 cán bộ thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ và Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê, để điều tra về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng."
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, một phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phi Liêng (Lâm Đồng) cùng sáu cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ, kiểm lâm địa phương có dấu hiệu bao che cho đối tượng phá rừng.
Phát hiện một cá thể cu li nhỏ nằm trên cánh cửa nhà mình, anh Phan Văn Tú ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tự nguyện đưa cá thể này đến giao nộp cho Trạm kiểm lâm Sông Dinh.
Cá thể gấu ngựa được gia đình ông Nguyễn Văn Hưởng ở thành phố Sơn La gây nuôi từ năm 2000 đến nay, đảm bảo điều kiện sống tốt và không có hoạt động trích hút, khai thác mật gấu.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và mạng xã hội xôn xao trước thông tin có hổ xuất hiện tại thôn Tà Ngào, xã Lộc Thành. Thông tin này xuất phát từ một người dân địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết quan điểm của UBND, Thường trực Tỉnh ủy là điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm để răn đe; đồng thời, đó cũng là bài học kinh nghiệm của Kiểm lâm, công tác bảo vệ rừng.
Theo thông tin ban đầu, khu vực rừng bị triệt hạ nằm trên diện tích khoảng 2ha với gần 400 cây thông 3 lá có đường kính gốc từ 15-60cm bị cưa hạ sát gốc.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt 34 bị cáo với mức án cao nhất 9 năm tù trong vụ phá rừng có tổ chức, quy mô lớn và giúp sức của nhiều cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ rừng huyện Tây Hòa và Sông Hinh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các đối tượng có hành vi phá rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Sở NN&PTNT Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan thuộc thẩm quyền quản lý trong việc để xảy ra các vụ phá rừng mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn.
Qua kiểm tra phát hiện, 7 cây gỗ kháo và 1 cây gỗ xoan mộc (thuộc loài thực vật thông thường, nhóm VI) bị chặt hạ ở rừng đặc dụng Cham Chu, với tổng khối lượng gỗ bị khai thác là hơn 27,6m3.
Các khu vực rừng bị đốt cháy, nhiều ngọn đồi nối nhau bị “cạo trọc,” đốt trụi; có khu người dân đã dẫn ống nước vào để sản xuất, thậm chí còn dùng cành cây để chia ranh giới “phân lô" đất rừng.
Tại hai Tiểu khu 699 và 708, nhiều cây gỗ lớn có đường kính từ 20-80cm đã bị đốn hạ, những cây gỗ lớn bị xẻ thành phách đưa ra khỏi rừng, chỉ còn lại gốc, ngọn, bìa gỗ, mùn cưa.
Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tiếp tục đo tính, thống kê thiệt hại, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra phá rừng trái pháp luật để quy trách nhiệm và xử lý nghiêm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk cho biết lực lượng chức năng xác định diện tích bị phá là rừng nghèo kiệt, đối tượng phá rừng không lấy lâm sản mà lấy đất sản xuất.
Theo báo cáo nhanh của tổ công tác, bước đầu xác định rừng bị phá với diện tích lớn, khoảng gần 100ha có cây rừng bị cắt hạ, đường kính từ 20cm trở xuống.
Qua khám nghiệm hiện trường cho thấy tổng diện tích cây rừng tự nhiên bị tác động cưa, chặt toàn bộ và chặt rải rác, xảy ra nhiều thời gian khác nhau trên diện tích 26.659m2.