Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa cho rằng Chuyển đổi Số và các xu thế kinh tế toàn cầu một mặt vừa là giải pháp, mặt khác đặt ra nguy cơ làm trầm trọng các tổn thương đối với phụ nữ.
Với thông điệp năm 2023 là "Năm dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới,” Long An đẩy mạnh phát triển dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp theo kế hoạch cung cấp dữ liệu mở.
Các đối tượng đã cố tình sử dụng logo, tên của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số, Amazon Global Selling đưa các thông tin lừa đảo, dẫn dụ người dùng tham gia các hoạt động kinh doanh của họ.
Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc mong muốn Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy kết nối các chiến lược phát triển và hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có nhu cầu như Kinh tế Số, Phát triển Xanh.
Các nhà khoa học của Việt Nam, Lào, Campuchia và Hàn Quốc thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về xu hướng phát triển thành phố thông minh nhằm hướng đến trung hòa carbon và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chuyên gia cho biết để thúc đẩy phát triển Kinh tế Số, thời gian tới Việt Nam-Lào-Campuchia cần tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng cứng và mềm cho Chuyển đổi Số và phát triển nền Kinh tế Số Quốc gia.
Quốc hội Việt Nam tiếp tục cùng với Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) thúc đẩy mục tiêu trao quyền cho giới trẻ, mở rộng sự tham gia của giới trẻ vào giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay.
Sự kiện hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn trao đổi thường niên của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành về tập trung phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số tại VN.
Kon Tum cần chú trọng phát triển Kinh tế Xanh, Kinh tế Số, Kinh tế Tuần hoàn; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đổi mới mô hình tăng trưởng từ khai thác tài nguyên thiên nhiên sang dựa vào đổi mới sáng tạo.
Riêng lĩnh vực năng lượng, Chủ tịch AmCham Việt Nam cho biết các doanh nghiệp Hoa Kỳ lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư bởi khả năng tiếp cận nguồn điện từ năng lượng tái tạo rất lớn.
Ông Simon Milner, Phó Chủ tịch Tập đoàn Meta (đơn vị sở hữu Facebook), phụ trách chính sách công khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận định Việt Nam có tiềm năng Kinh tế Số vô cùng lớn.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Một cơ chế quản lý thống nhất và mạnh mẽ có thể giúp ASEAN thu được giá trị tiềm năng của nền kinh tế số, dự kiến sẽ đạt 1.000-2.000 tỷ USD vào năm 2030, tăng từ mức 300 triệu USD hiện nay.
Việt Nam sẵn sàng cùng với ASEAN thúc đẩy hiệu quả các động lực tăng trưởng kinh tế như Chuyển đổi Số, Chuyển đổi Xanh, Kinh tế Biển xanh, phục vụ lợi ích thiết thực của người dân và doanh nghiệp.
Dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chia sẻ quan điểm của Việt Nam, đề xuất các sáng kiến, định hướng trong nhiều lĩnh vực hợp tác quan trọng.
Bộ trưởng Indonesia nêu rõ: “Nếu được triển khai vào năm 2025, DEFA sẽ gia tăng tiềm năng kinh tế kỹ thuật số của ASEAN, từ mức thông thường 1.000 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD vào năm 2030.”
Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính, đã chia sẻ về nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.
Xác định chuyển đối số là xu thế tất yếu, Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, Kinh tế Số chiếm 25% trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và 2030 chiếm 30% GRDP.
Thủ tướng Lý Hiển Long bày tỏ vui mừng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của các sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung.