Philippines trải qua 4 làn sóng dịch COVID-19 kể từ khi dịch bùng phát hồi tháng 1/2020, với đỉnh điểm ghi nhận tới 39.004 ca mắc mới trong ngày 15/1/2022.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin khẳng định rằng dù có biến thể mới nào xuất hiện đi chăng nữa, quốc gia này sẽ sẵn sàng xử lý COVID-19 như một loại bệnh đặc hữu vào cuối năm nay.
Chính phủ Đức đang bàn thảo chiến lược cho kịch bản số ca lây nhiễm có thể tăng trong mùa Thu-Đông tới, trong đó có chiến dịch tiêm chủng mới, quy định xét nghiệm.
Mặc dù Bắc Kinh đã áp đặt nhiều biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, số ca mắc mỗi ngày đã tăng lên đỉnh mới vào hôm 22/5, khiến giới chuyên gia y tế cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh bùng phát mạnh hơn.
Các biện pháp hạn chế được áp đặt để kiểm soát dịch tại Thượng Hải và nhiều thành phố khác của Trung Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và các công ty nước ngoài tại đây.
Bộ trưởng Y tế Đức khẳng định đại dịch vẫn chưa kết thúc, làn sóng nhiễm biến thể Omicron có thể bùng phát và Delta - biến thể nguy hiểm gây các triệu chứng nặng, có thể sẽ quay trở lại vào mùa Thu.
Bộ trưởng y tế Argentina khẳng định COVID-19 có thể trở thành một loại virus gây bệnh theo mùa với số ca nhiễm tăng cao vào mùa Thu-Đông và sẽ rất nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết biến thể phụ BA.2 của Omicron đang phổ biến trên thế giới và số ca mắc COVID-19 đang gia tăng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân mắc Omicron cũng cao tương tự ở các biến thể khác của SARS-CoV-2 hoành hành.
CDC Mỹ cho biết biến thể phụ mới của Omicron được gọi là BA.2.12.1 đã gây ra 36,5% số ca mắc mới ở nước này trong tuần kết thúc vào ngày 30/4, tăng so với 26,6% một tuần trước đó.
Việc các trung tâm xét nghiệm phải đóng cửa do ưu tiên tài trợ của ngân sách liên bang chuyển đổi đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng khó phát hiện một làn sóng dịch mới ở Mỹ.
Tiến sỹ Anthony Fauci - chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ, cảnh báo trong vài tuần tới số ca mắc tại Mỹ sẽ bắt đầu tăng trở lại và có khả năng tăng mạnh vào mùa Thu năm nay.
Cuối tháng 3, Chính phủ Nam Phi kêu gọi người dân tiếp tục duy trì tinh thần cảnh giác vì dịch COVID-19 vẫn chưa bị "đánh bại", đồng thời khuyến khích tất cả những người trên 12 tuổi tiêm chủng.
Chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi Nhật Bản gỡ bỏ các biện pháp ứng phó dịch bệnh khẩn cấp, trong tuần qua, số ca mắc COVID-19 đã gia tăng tại 44 trong tổng số 47 tỉnh của nước này.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h sáng 29/3 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 482.811.879 ca COVID-19, trong đó có 6.151.003 ca tử vong và hơn 59,31 triệu người chưa khỏi.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 9h00 ngày 27/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 480.839.751 ca mắc COVID-19, trong đó 6.145.441 ca tử vong, 59.443.590 ca đang điều trị.
Do số ca mắc mới COVID-19 giảm, từ ngày 1/4, chính quyền đặc khu sẽ dần khôi phục các dịch vụ công, mục tiêu là khôi phục hoạt động bình thường vào ngày 21/4.
Làn sóng dịch COVID-19 một lần nữa lại bùng lên ở khu vực châu Âu trong bối cảnh các chính phủ ở khu vực này dỡ bỏ hạn chế phòng chống dịch, và dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron có tốc độ lây nhanh.
Sau hơn một tháng ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 giảm tại hầu khắp khu vực, các quốc gia Tây Âu giờ đây đều đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh bùng phát trở lại với số ca mắc gia tăng mạnh.