Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm đã ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm và Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Cố ý gây thương tích.”
Thực trạng người dân ngang nhiên mang cưa xăng đi "rút ruột" rừng, sơ chế gỗ ngay tại hiện trường, đang diễn ra ở xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Trên địa bàn xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra vụ phá rừng hết sức táo tợn khi lâm tặc dùng cưa máy, cưa trắng hàng trăm cây thông 3 lá trên 20 năm tuổi.
Xung quanh diện tích mới bị chặt phá ở xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, xuất hiện vết tích của những mảnh vườn trước đây là rừng hoặc những khoảnh rừng thông 3 lá đã chết khô, do bị đầu độc bằng hóa chất.
Tại Tiểu khu 771, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, các đối tượng khai thác rừng đã mở con đường dài 250m, rộng khoảng 3m, trong khu vực có rừng trồng để vận chuyển lâm sản.
Thống kê sơ bộ, lâm tặc đã hạ 84 cây rừng thuộc nhóm 3-8, khối lượng gỗ bị thiệt hại là hơn 147 m3 tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Sa Thầy.
Qua kiểm tra phát hiện, 7 cây gỗ kháo và 1 cây gỗ xoan mộc (thuộc loài thực vật thông thường, nhóm VI) bị chặt hạ ở rừng đặc dụng Cham Chu, với tổng khối lượng gỗ bị khai thác là hơn 27,6m3.
Tại hai Tiểu khu 699 và 708, nhiều cây gỗ lớn có đường kính từ 20-80cm đã bị đốn hạ, những cây gỗ lớn bị xẻ thành phách đưa ra khỏi rừng, chỉ còn lại gốc, ngọn, bìa gỗ, mùn cưa.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, các đối tượng vận chuyển trái phép những hộp gỗ ra khỏi rừng bằng máy cày bị bắt giữ tại ngã ba Dốc Tình, khoảng 2h ngày 15/3.
Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban cho biết do giá đất tăng cao, các đối tượng phá rừng đã dùng các máy móc hiện đại lén lút cưa hạ các cây thông 20 năm tuổi để lấn chiếm đất rừng.
Khi bị phát hiện, các đối tượng đã lao xe vào Tổ công tác rồi tấn công trực tiếp bằng tay, gậy và bình xịt hơi cay gây thương tích cho lực lượng bảo vệ rừng, sau đó vận chuyển gỗ ra khỏi hiện trường.
Hai cây lim xanh vừa bị đốn hạ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông khoảng 100 năm tuổi, tình trạng chặt phá rừng trái phép tràn lan đã khiến loài gỗ quý này đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xử lý vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn xã Sơn Long và báo cáo kết quả trước ngày 21/10/2021.
Những cây gỗ đã sinh trưởng hàng chục, thậm chí hàng trăm năm để đạt đường kính 80-100cm nhưng bị "lâm tặc" đốn hạ không thương tiếc tại rừng phòng hộ ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi).
Tại rừng phòng hộ đầu nguồn xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, phóng viên chứng kiến "đại công trường" với hàng chục cây dổi, thông nàng... có đường kính 80-100cm bị "lâm tặc" đốn hạ nằm la liệt.
Theo thông tin từ TTXVN, hàng loạt cây dầu rái cổ thụ tại lô 13, khoảnh 3, tiểu khu 319 thuộc rừng phòng hộ xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã bị "lâm tặc" ngang nhiên đốn hạ.
Người dân địa phương cho biết đã phát hiện nhiều cây lớn bị đốn hạ, gỗ nằm la liệt khắp nơi, “lâm tặc” còn tự ý mở đường vào tận rừng phòng hộ để "tuồn" gỗ ra bên ngoài với số lượng lớn.
Ngoài việc chặt hạ cây rừng tự nhiên, lấn chiếm đất để trồng keo, nhiều cây rừng có đường kính lớn 60-70cm trong vùng lõi rừng khu di tích cũng bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc.
Võ Văn Tố mua của một người dân khoảng 12ha đất có rừng tại Tiểu khu 1658 với giá 240 triệu đồng bằng thỏa thuận miệng, sau đó thuê người chặt phá, đốn hạ cây rừng vào các dịp cuối tuần, lễ tết.