Thông báo của Bộ Nông nghiệp Slovakia ngày 21/9 nêu rõ: "Bộ trưởng hai nước đã nhất trí thiết lập hệ thống mua bán ngũ cốc dựa trên việc cấp và kiểm soát giấy phép."
Hãng tin Bloomberg dẫn lời Nhà phân tích thị trường ngũ cốc tại Strategie Grains cho hay lúa mỳ Nga không có nhiều đối thủ cạnh tranh và hiện tại Nga quyết định giá mặt hàng này.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Nga là nước xuất khẩu lúa mỳ hàng đầu trong vụ mùa 2022-2023 với 46 triệu tấn và có thể chiếm tới 1/4 lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu năm 2023.
Các nhà giao dịch cho biết cơ quan nhà nước của Ai Cập đã mua khoảng 480.000 tấn lúa mỳ của Nga từ Công ty Thương mại Solaris vào ngày 1/9, ở mức giá khoảng 270 USD/tấn.
Ai Cập có đủ dự trữ lúa mỳ trong 5 tháng và khoản tài trợ này sẽ giúp Ai Cập đáp ứng nhu cầu lúa mỳ, trong bối cảnh nhà nước nỗ lực duy trì an ninh lương thực thông qua tài trợ mềm.
Thời tiết cực đoan, đi kèm việc các nước sản xuất lúa gạo lớn hạn chế xuất khẩu... được coi là "động lực" đằng sau việc giá gạo châu Á tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua.
Trong bối cảnh nhu cầu đối với lúa mỳ tăng vọt trước mùa lễ hội nhưng nguồn cung lại hạn chế, giá loại thực phẩm này tại Ấn Độ đã tăng lên mức kỷ lục trong 6 tháng.
Vụ nổ xảy trong quá trình vận chuyển lúa mỳ từ một con tàu đến các tháp chứa của Hội đồng Ngũ cốc Thổ Nhĩ Kỳ (TMO) khiến 15.000 tấn ngũ cốc đã bị hư hại và 12 người bị thương.
FAO cho biết giá lúa mỳ trong tháng 7/2023 tăng 1,6%, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 10/2022 và giá gạo cũng tăng 2,8%, lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.
Nga đã xuất khẩu 4,54 triệu tấn lúa mỳ, tăng 1,5 lần so với niên vụ trước và là mức kỷ lục, xất khẩu lúa mạch tăng 2,6 lần và ước tính sơ bộ là 822.000 tấn, trong khi xuất khẩu ngô ở mức 319.400 tấn.
Chính phủ Ba Lan cho biết họ muốn và đang giúp đỡ Ukraine, nhưng lợi ích của nông dân Ba Lan là ưu tiên hàng đầu và đe dọa sẽ đóng cửa biên giới đối với nông sản Ukraine.
Chính phủ Nga tạm thời cấm xuất khẩu gạo thô và gạo đã qua chế biến cho đến ngày 31/12/2023 và quyết định này được đưa ra để duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa.
Nga cho rằng phương Tây đã hành động một cách "thái quá" đối với thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, nhưng đảm bảo xuất khẩu ngũ cốc của Nga sang các nước nghèo sẽ tiếp tục.
Quan chức Ukraine cho biết nước này muốn "đảm bảo cung cấp liên tục các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine ở Nigeria và khắp châu Phi cũng như đảm bảo an ninh lương thực ở những khu vực cần nó nhất."
WFP và FAO nêu rõ khoảng 60 triệu người vẫn đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực tại 7 quốc gia Đông Phi, việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen càng làm trầm trọng hơn vấn đề này.
Do ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukrane, hoạt động sản xuất hướng dương, lúa mạch và lúa mỳ dự kiến sẽ phục hồi vào 2040, các lĩnh vực sản xuất ngô, lúa mạch đen, yến mạch dự kiến phục hồi vào năm 2050.
Ủy ban châu Âu (EC) thông báo gia hạn đến ngày 15/9 các biện pháp đặc biệt và tạm thời đối với 4 sản phẩm nông nghiệp từ Ukraine, gồm lúa mỳ, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương.
Giá lúa mỳ giảm gần 2% trong ngày 18/5 sau khi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được gia hạn, cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng trên Biển Đen giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung thế giới.