Thanh tra tỉnh kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cho chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc này sang Cơ quan điều tra thuộc Công an tỉnh điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc buông lỏng quản lý, bảo vệ rừng tại tiểu khu 1522, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông dẫn tới nhiều đối tượng coi thường pháp luật lâm nghiệp, gây nguy hiểm cho lực lượng bảo vệ rừng.
Ông Nguyễn Thế Công ( sinh năm 1085, trú tại Hà Nội) đã bị xử phạt hành chính số tiền hơn 27 triệu đồng vì lấn chiếm hơn 2.390m2 đất rừng phòng hộ xung yếu ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng)
Sau hơn 8 năm, chính quyền địa phương vẫn chưa thể tiến hành di dời các hộ dân ra khỏi rừng; điều này gây thất thoát tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng tại khu vực này.
Gia đình Chánh án TAND huyện Vĩnh Thạnh là ông Trần Quốc Biểu và bà Trương Thị Lệ Thâm đã chấp hành, tự tháo dỡ nhà sàn xây dựng trái phép và giao trả lại đất rừng phòng hộ cho địa phương quản lý.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo công tác giao đất, chuyển nhượng và tình trạng lấn chiếm đất rừng, xây dựng trái phép tại huyện Vĩnh Thạnh.
Lực lượng chức năng phát hiện người dân lấn chiếm 9,92ha đất rừng quy hoạch chức năng sản xuất và chức năng phòng hộ để trồng cây keo lai, đồng thời lấn chiếm, chặt phá 1,59ha đất rừng tự nhiên.
Tổng cục Lâm nghiệp nêu rõ trong thời gian qua, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng ở tỉnh Bình Định diễn biến phức tạp, tình trạng vi phạm xảy ra thời gian dài nhưng chưa được xử lý hiệu quả.
Bà Trương Thị Lệ Thâm - người đã xây dựng nhà sàn và công trình trái phép trên đất rừng phòng hộ tại tiểu khu 184b là vợ của ông Trần Quốc Biểu, Huyện ủy viên, Chánh án TAND huyện Vĩnh Thạnh.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định nhấn mạnh, vụ việc lấn chiếm đất rừng, phá rừng tại huyện Phù Mỹ đã diễn ra từ lâu, cần phải làm rõ để an dân, thậm chí làm rõ có cán bộ xã tham gia vào hay không?
Lãnh đạo huyện Phù Mỹ xác nhận địa phương đã buông lỏng quản lý, bảo vệ trong thời gian dài, để một số đối tượng lấn chiếm trồng cây trái phép tại khoảnh 2a, tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp.
Cơ quan chức năng phát hiện 9,92ha cây keo lai, bạch đàn đang được trồng trái phép trên đất quy hoạch phát triển rừng và 1,59ha cây keo lai trồng xen trong rừng tự nhiên chức năng phòng hộ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh rà soát, củng cố hồ sơ pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong vụ lấn chiếm đất rừng trái phép ở xã Khánh Hòa.
Trong vai một người dân đi mua đất rừng, phóng viên TTXVN đã ghi nhận vụ việc lấn chiếm đất rừng với diện tích khá lớn xảy ra tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (Bình Định), trong đó có đất rừng tự nhiên.
Từ ngày 7-15/6/2022, các cơ quan, ban ngành huyện Đắk G’long sẽ tổ chức cưỡng chế 32 hộ dân lấn chiếm đất rừng trái phép với tổng diện tích 4,58ha tại khu vực Quốc lộ 28 đoạn qua xã Quảng Sơn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
Anh La Thành Doanh - viên chức quản lý bảo vệ rừng của của Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam - bị một nhóm đối tượng dùng cây đánh trúng vào vùng mặt, lưng, phải nhập viện cấp cứu.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, trách nhiệm để xảy ra tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, tại tiểu khu 305B thuộc về Trạm Bảo vệ rừng Tân Thành và Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú.
Lực lượng chức năng đã bắt quả 5 đối tượng đang có hành vi lấn chiếm đất rừng với tổng diện tích 3.000m2, trong đó 2.000m2 đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp, 1.000m2 đất lâm nghiệp.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra, xử lý nghiêm tình trạng phá, lấn chiếm rừng ở Lâm Đồng.