Chủ tịch EC von der Leyen tuyên bố đã đạt được tiến triển trong đàm phán với Thủ tướng Hungary Orban về khả năng áp đặt lệnh cấm vận trong toàn EU đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga.
EC đang cân nhắc việc hỗ trợ các quốc gia Đông EU không giáp biể để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng dầu mỏ của họ nhằm thuyết phục những nước này ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga.
Theo Tổng thống Mexico Obrador, dòng người di cư từ Mỹ Latinh là "hệ quả của những điều kiện khó khăn" tại các nước trong khu vực, do đó, cần các nước châu Mỹ, nhất là Mỹ, hợp tác để xử lý vấn đề.
Ngoại trưởng Iran nhấn mạnh nước này đang thúc giục phía Mỹ thực tế hơn và việc dỡ bở lệnh cấm vận ở tất cả lĩnh vực và bảo đảm kinh tế nằm trong số những ưu tiên hàng đầu của phái đoàn đàm phán Iran.
Dữ liệu cho thấy kho chứa 3,5 tỷ mét khối khí của Ba Lan đã đầy 76%, tạo cho nước này một vùng đệm thoải mái để tiếp tục cung cấp cho khách hàng theo yêu cầu khi mùa Đông kết thúc.
Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ gặp nhau tại Brussels (Bỉ) trong ngày 2/5 để thảo luận về cách đối phó với quyết định của Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria.
Đức - một trong những nước mua dầu mỏ nhiều nhất của Nga - dường như sẵn sàng chấm dứt nhập dầu mỏ từ Nga vào cuối năm 2022, song các quốc gia khác như Áo, Hungary, Italy và Slovakia vẫn có sự e dè.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu cho biết EU chưa thống nhất về việc cấm vận hay áp đặt thuế trừng phạt đối với dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire lưu ý có "sự phản đối và lo ngại" giữa các nước thành viên EU về đề xuất áp đặt lệnh cấm vận đối với nguồn cung dầu từ Nga.
Tổng thống Putin chỉ trích động thái của các nước châu Âu ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga, đồng thời nhấn mạnh Nga cần bắt tay vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp cho xuất khẩu sang châu Á.
Dù bác bỏ lệnh cấm vận của EU nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của Nga ở thời điểm hiện nay nhưng Đức cũng phản đối việc thanh toán bằng đồng ruble các hợp đồng mua năng lượng của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Áo cho rằng nước này phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga. Mặc dù mục tiêu trung hạn là sẽ độc lập hơn về năng lượng, nhưng việc ngừng ngay lập tức là “phi thực tế.”
Giá dầu liên tục tăng trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi các nước thành viên EU đang cân nhắc áp đặt lệnh cấm vận dầu thô từ Nga.
EU đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất về mặt kinh tế llà có nên nhắm mục tiêu trừng phạt vào dầu thô của Nga hay không - trong bối cảnh khối này phụ thuộc vào Nga để cung cấp 40% lượng khí đốt.
G7 khẳng định sự cần thiết của việc “xem xét biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn giá khí đốt gia tăng," nhưng đã không đạt được đồng thuận về bất kỳ lệnh cấm vận nào với các nguồn cung dầu mỏ của Nga.
Iran đã nhiều lần tuyên bố sẽ đảo ngược những hành động vi phạm thỏa thuận nếu các bên khác quay trở lại thực thi đầy đủ và có thể kiểm chứng được những nghĩa vụ của họ đã được quy định trong JCPOA.
Giá dầu đã khởi sắc mạnh mẽ, trong đó giá dầu Brent đã tăng hơn 15% chỉ tính riêng tuần này, khi phương Tây đáp trả cuộc tấn công của Nga tại Ukraine bằng một loạt các lệnh trừng phạt.
Nghị quyết 2624 tái khẳng định lệnh cấm vận vũ khí trong Nghị quyết 2216, đồng thời gia hạn các biện pháp đóng băng tài sản cũng như cấm đi lại đối với nhóm Houthi cho đến ngày 28/2/2023.