Đến với múa lân bằng niềm đam mê cùng tinh thần hết lòng vì cộng đồng, những người phụ nữ quanh năm gắn bó với ruộng đồng đã không ngại khó khăn, tự mày mò học hỏi, nâng cao kỹ năng biểu diễn.
Hơn 12 năm qua, tại tỉnh Vĩnh Long có một đội múa lân luôn tích cực hoạt động với tiêu chí phục vụ nhu cầu thưởng thức của người dân và hết lòng chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.
Cầm trên tay chiếc đèn lồng, Hélène Ngọc Tiên với giọng tiếng Việt chưa thực sự tròn vành, nói rằng em muốn bố mẹ cho tham dự nhiều lễ hội Việt Nam để được gặp các bạn bè và biết nhiều trò vui.
Những kiến thức bổ ích về môi trường, phân loại rác khoa học thiết thực, gần gũi đã tạo nên đêm hội trăng rằm “Trung Thu yêu thương-Bảo vệ môi trường” đáng nhớ.
Lễ hội nghinh ông Quan Thánh Đế Quân tổ chức 2 năm/lần với mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian địa phương, có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình an.
Chương trình đón chuyến bay đầu tiên đến thành phố trong ngày đầu Năm Mới 2022 của ngành du lịch Đà Nẵng đánh dấu một sự khởi đầu mới, sau một năm khá khó khăn.
Đã từ lâu, múa lân là hoạt động nghệ thuật không thể thiếu mỗi dịp Tết đến. Theo quan niệm dân gian, hình ảnh của lân tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, mang đến điềm lành trong năm mới.
Liên hoan góp phần quảng bá, giới thiệu tới đông đảo công chúng cũng như bạn bè quốc tế về nghệ thuật múa rồng, một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc đậm sắc màu văn hóa của Hà Nội.
Càng gần Tết Trung Thu, trên các tuyến phố Hàng Mã, Đồng Xuân, Phùng Hưng (Hà Nội) càng lung linh sắc màu của đèn lồng, đầu lân, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi với nhiều mẫu mã, màu sắc...