Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm đa dạng về ngôn ngữ tạo hình, phong cách và bút pháp… mang đến cho công chúng một bức tranh Xuân tươi đẹp, ấm áp, đầy sức sống trên khắp mọi miền đất nước.
Các tác phẩm tại triển lãm đều là độc bản, là những sáng tạo cá nhân hết sức độc đáo và mang chứa những ý nghĩa sâu sắc, nhưng cũng là thành quả của sự phối hợp, kết nối của nhiều người, nhiều thế hệ.
Triển lãm là dịp để quảng bá mạnh mẽ hơn nữa hình ảnh con người, văn hóa Việt Nam với bạn bè Hàn Quốc đồng thời là cơ hội để mọi người dân Việt Nam tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa Hàn Quốc qua hội họa.
Triển lãm “Dấu xưa văn hiến” giới thiệu 19 tác phẩm của 8 nghệ sỹ được sáng tác theo nhiều phong cách, chất liệu đa dạng với bút pháp mới, khai mạc tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, chiều 25/12.
“Ego-Thông Linh” đang mở ra không gian mới, không gian của sự hòa quyện bản ngã con người và tương lai của xã hội để tạo ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống cộng đồng và cho chính mỗi người.
Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp nhận các hiện vật được hiến tặng gồm 259 hiện vật; trong đó có 240 hiện vật tranh dân gian của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa (Hà Nội).
Đến hết tháng 10/2022, Cục Bản quyền tác giả đã cấp trên 10.000 giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan. Các đối tượng đăng ký tập trung vào một số loại hình như mỹ thuật ứng dụng, âm nhạc...
Triển lãm "Sành 2022" của nhóm giảng viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp diễn ra tại Hà Nội từ ngày 8-16/11, giới thiệu hơn 80 tác phẩm mang phong cách và đề tài khác nhau.
Trên 50 tác phẩm hội họa với nhiều thể loại gồm trừu tượng, hiện thực... đã cống hiến những nét đẹp dưới cái nhìn mới mẻ của mỗi họa sỹ về cảnh sắc thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
Hội đồng nghệ thuật đã chọn 250 tác phẩm; trong đó có 232 tác phẩm ảnh hiện thực và 18 tác phẩm ảnh ý tưởng của 187 tác giả để trưng bày tại triển lãm.
Họa sỹ Vũ Văn Tịch ứng dụng nhiều phương thức biểu đạt mới mẻ trong sáng tác tranh sơn mài để tạo ra một khu vườn vừa bí ẩn, vừa nên thơ, chất chứa nhiều hoài niệm cá nhân.
Triển lãm mỹ thuật giữa hai thành phố Hải Phòng và Gwangju là một trong nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc.
Đại sứ Nguyễn Bá Hùng tin rằng triển lãm Mỹ thuật Việt Nam-Lào 2022 sẽ đem đến cho đông đảo người xem, nhất là nhân dân Lào, sự hiểu biết sâu sắc hơn về những hình ảnh đất nước và con người hai nước.
Bộ sưu tập "Gánh hàng rong" là tập hợp các phác thảo, tranh vẽ và màu nước do 15 sinh viên Trường mỹ thuật Đông Dương và thầy giáo của họ - Ferdinand de Fénis thực hiện trong khoảng từ năm 1925-1929.
Họa sỹ Trần Xuân Phúc có hơn 40 năm vẽ Bác Hồ. Anh tâm niệm rằng tranh về Bác không chỉ là một tác phẩm truyền thông mà phải có câu chuyện, có tư tưởng.
Công chúng có dịp được chiêm ngưỡng tác phẩm "Lớp trung học đầu tiên" của họa sỹ Diệp Minh Châu, "Lớp học bình dân làng Bền" của họa sỹ Trần Văn Cẩn, "Bủ Đường biết đọc" của họa sỹ Tô Ngọc Vân.
Năm 2022 được coi là sự chuyển động mạnh mẽ khi thành phố tổ chức hàng loạt các hoạt động sáng tạo quy mô lớn, nhằm thúc đẩy phát triển Thành phố Sáng tạo
Quyền Giám đốc Viện Pháp ở Đà Nẵng cho hay triển lãm giới thiệu các bản phác thảo, bản vẽ được thực hiện bởi các sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và thầy giáo của họ từ khoảng 1925-1929.
Dù 2 năm qua chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, các tác giả trẻ vẫn nỗ lực sáng tạo. Nhiều tác phẩm có ngôn ngữ đương đại, đề cập đến những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là vấn đề môi trường.