Núi lửa ở đảo Hunga Ha'apai của đảo quốc Tonga nằm cách Nukualofa 65km về phía Bắc, đã phun trào liên tục tạo ra cột tro bụi cao hơn từ 5-20km so với mực nước biển.
Sau khi núi lửa ngầm tại Tonga phun trào làm xáo trộn những hoạt động trong lòng đại dương, Australia và Ecuador cùng đưa ra cảnh báo nguy cơ xảy ra sóng thần.
Một trận sóng thần cao 3m có thể ập vào một số hòn đảo nằm ở khu vực Tây Nam của Nhật Bản, trong đó có đảo Amami, và một trận sóng thần cao 1,2m đã được quan sát thấy ở Amami ngay trước đêm 15/1.
Theo thông báo của viện Vật lý địa cầu của Ecuador, núi lửa Wolf bắt đầu phun trào vào lúc 0h20, tạo ra đám mây khí và tro bụi với độ cao thay đổi từ 1.900-3.800m so với mực nước biển.
Trong đợt phun trào này, núi lửa Cumbre Vieja đã hoạt động trong 85 ngày và 18 giờ, phá hủy 1.345 ngôi nhà cũng như nhiều trường học, nhà thờ, trung tâm y tế và hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.
Chính quyền Indonesia cảnh báo người dân tránh xa trong bán kính 5km kể từ vị trí phun trào của núi lửa, đồng thời giữ khoảng cách 500m tính từ các bờ sông do lo ngại nguy cơ từ các dòng nham thạch
Lệnh gỡ bỏ được ban bố 2 giờ sau khi cảnh báo sóng thần ở Indonesia được phát đi tại khu vực biển thuộc Maluku, Đông Nusa Tenggara, Tây Nusa Tenggara, Đông Nam và Nam Sulawesi.
Tro bụi phun từ miệng núi lửa đã bao trùm khoảng không phía trên toàn bộ làng xã thuộc huyện Lumajang của tỉnh Đông Java, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Lực lượng cứu hộ vẫn tìm cách đào xuyên qua các lớp bùn để tìm kiếm người sống sót và thi thể người gặp nạn. Hiện đã có 22 người thiệt mạng và còn 27 người mất tích.
Ít nhất 14 người thiệt mạng và 9 người mất tích sau khi núi lửa Semeru ở Lumajang (Indonesia) phun trào ngày 4/12. Mưa lớn được dự báo trong những ngày tới sẽ gây khó khăn cho công tác cứu hộ tại đây.
Núi lửa Semeru, cao hơn 3.600m, là một trong gần 130 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Núi lửa này từng phun trào vào tháng 1/2021, không gây thương vong song khiến hàng nghìn người phải sơ tán.
Các đội cứu hộ đã được huy động để hỗ trợ sơ tán người dân địa phương khi dung nham bắt đầu chảy xuống các làng mạc lân cận và phá hủy một cây cầu ở Lumajang, tỉnh Đông Java.
Cứ vào tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ bắt đầu bung nở trên các sườn đồi, khe suối Tây Nguyên. Tại Gia Lai, du khách có thể ngắm hoa dã quỳ trên đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh.
Khi xem xét những viên hồng ngọc, các nhà nghiên cứu phát hiện điều bất ngờ ẩn bên trong chúng: than chì - một dạng carbon tinh khiết - có thể là tàn tích của sự sống vi sinh vật cổ đại.
Núi lửa Chư Đăng Ya thực sự là nơi lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, thích khám phá, tìm kiếm những vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết và quyến rũ của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn.
Lở tuyết đã xảy ra khi một nhóm khoảng hơn 10 nhà leo núi đang ở độ cao 6.100m trên mỏm núi lửa không hoạt động Chimborazo, đỉnh núi cao nhất ở Ecuador.
Hình ảnh do hệ thống camera giám sát ghi lại cho thấy núi lửa Aso ở phía Tây Nam Nhật Bản đã phun cột tro bụi cao tới 3.500 mét lên không trung sau một vụ nổ mạnh.
Theo nhóm chuyên gia về núi lửa, sau hơn 3 tuần núi lửa Cumbre Vieja ở đảo La Palma phun trào, hiện lượng khí sulfur dioxide vẫn đậm đặc nên chưa thể dự báo hoạt động phun trào sớm kết thúc.