Chủ tịch nước tin tưởng và hy vọng các nữ đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm và tình cảm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo cấp cao gặp mặt nữ đại biểu là các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nữ Ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII.
Thảo luận ở UB Các vấn đề xã hội, nhân đạo, văn hóa của ĐHĐ LHQ, Việt Nam đề cao tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái.
Lần đầu tiên được thành lập trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã đánh dấu sự nỗ lực và phát triển không ngừng của đại diện nữ giới trong Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định trong quá trình hoạt động Quốc hội, nhiều nữ đại biểu ngày càng trưởng thành, đảm nhận những cương vị chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Các chính sách nhân văn, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử về bình đẳng giới đã khiến cho sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam đạt nhiều kết quả to lớn và thực chất.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội và Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ.
Thủ tướng Chính phủ tin tưởng truyền thống nhân hậu, đảm đang, trí tuệ và cống hiến luôn tỏa sáng trong mỗi người phụ nữ Việt Nam; lan tỏa ấm áp trong mỗi gia đình, mỗi góc phố, xóm thôn, bản làng.
Quốc hội đã hoàn thành nhiệm vụ hệ trọng là xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức và bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao của bộ máy nhà nước, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, đúng quy trình, thủ tục.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Thị Nga đã trả lời phỏng vấn TTXVN về những khó khăn, thuận lợi của ứng viên nữ, cũng như những đề xuất, kiến nghị nhằm tạo điều kiện để phụ nữ tham chính nhiều hơn.
Số lượng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam ngày càng tăng, từ Quốc hội khóa I (1946-1960) chỉ có 10 đại biểu là nữ, chiếm 3% đến Quốc hội khóa XIV số đại biểu nữ được nâng lên 133 người, chiếm 26,8%.
Theo kết quả nghiên cứu của UNDP tại Việt Nam, Quốc hội khóa XIV (2016-2021) là nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam có nữ chủ tịch Quốc hội, và 26,7% đại biểu là nữ. Nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh chiếm 26,7%.
Tỷ lệ phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đạt cao nhất trong 4 khóa bầu cử Quốc hội gần đây. Chỉ riêng ở Trung ương, tỷ lệ ứng viên nữ tăng cao gần gấp đôi so với khóa XIV.
Tỷ lệ phụ nữ ngang bằng trong các vị trí lãnh đạo và ra quyết định ở tất cả các cấp đã đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo cơ hội phát triển bình đẳng, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh các nữ đại biểu Quốc hội đã có nhiều đóng góp trong hoạt động của Quốc hội, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng cử tri và nhân dân.
Được thành lập từ tháng 5/2008, trải qua ba nhiệm kỳ Quốc hội, các hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội ngày càng đa dạng, phong phú, thu hút được sự tham gia tích cực của các thành viên.
Nỗ lực thực hiện bình giới của Việt Nam đã có kết quả đáng khích lệ. Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng giảm. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam là 27,31%, cao hơn tỷ lệ chung thế giới.