Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2021 đạt gần 15 tỷ USD bất chấp đại dịch COVID-19, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới.
Hiện nay, hầu hết các thị trường đều giảm đơn đặt hàng sản phẩm gỗ nhập khẩu; trong đó thị trường Mỹ giảm mạnh nhất, từ 30% đến 40% so với đơn đặt hàng cùng kỳ năm 2021.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 8 là 1,35 tỷ USD, dù tăng 65% so với cùng kỳ năm trước nhưng chỉ ngang với tháng 7 và thấp hơn so với con số 1,5 tỷ USD của tháng 6.
Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai toàn cầu, doanh nghiệp Việt ngày càng trưởng thành và có khả năng đáp ứng đơn hàng lớn ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Các chuyên gia dự báo khả năng tăng trưởng của ngành gỗ năm nay cao nhất chỉ ở mức vài phần trăm và việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022 là rất khó khăn.
Bifa Wood Vietnam 2022 quy tụ hơn 100 doanh nghiệp với hơn 700 gian hàng, trưng bày công nghệ, sản phẩm với các nhóm ngành hàng chính gồm máy móc, thiết bị công nghiệp chế biến gỗ đến từ nhiều nước.
Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, giá nguyên liệu sản xuất và sản phẩm tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh đã kéo tụt đà tăng trưởng của xuất khẩu lâm sản.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, việc giá nguyên vật liệu và chi phí logistics tăng phi mã sẽ gây áp lực lên biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp gỗ trong năm 2022.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2022 có thể tăng từ 5-8%.
Từ 300 người tham dự trong lần tổ chức đầu tiên, Vietnam Furniture Matching Week 2022 đang quy tụ được hơn 800 đại diện đến từ hơn 450 đơn vị trong ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ.
Nếu giữ được bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD/tháng, kế hoạch đặt ra của ngành gỗ là khoảng 16,5 tỷ USD trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam thuộc hàng năng động nhất thế giới; trở thành nước sản xuất gỗ, đồ nội thất lớn thứ 7, nhà xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới.
Trong phiên giao dịch hôm nay 11/3, hầu hết các nhóm cổ phiếu chủ chốt trên thị trường giảm giá, nhưng cổ phiếu ngành gỗ bất ngờ “lội ngược dòng” khi đồng loạt tăng lên giá trần.
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, cho rằng mỗi doanh nghiệp cần tự xem mình đang ở đâu trong tiến trình chuyển đổi số để đưa ra quyết định hành động.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, nếu việc khôi phục sản xuất được đẩy nhanh trong 3 tháng cuối năm thì ngành gỗ và lâm sản có thể đạt mục tiêu kim ngạch 14,5 tỷ USD, thậm chí có thể sẽ cán đích 15 tỷ USD.
Dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt do dịch COVID-19 gây ra, nhưng ngành gỗ vẫn được nhận định có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cao trong dài hạn.
Việc ngăn chặn tình trạng gian lận, lẩn tránh xuất xứ hàng hóa có tính chất sống còn với ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh các sản phẩm gỗ bị nhiều nước điều tra phòng vệ thương mại.
FDI hiện là bộ phận quan trọng của ngành gỗ. Tuy nhiên một số hoạt động đầu tư trong thời gian qua ẩn chứa rủi ro lớn, đặc biệt là tình trạng đầu tư “núp bóng”...
Bên cạnh việc đánh giá cao năng lực sản xuất, mẫu mã sản phẩm gỗ của Việt Nam, các nhà phân phối thế giới có xu hướng tìm kiếm nguồn cung an toàn hơn và Việt Nam đáp ứng được yêu cầu đó.