Nghi phạm thực hiện tấn công bằng dao ngày 8/6 tại thị trấn Annecy, nằm trên dãy Alps đã khai với cảnh sát rằng bản thân là một người Syria đang xin tị nạn tại nước này.
Sau thảm họa động đất, Thổ Nhĩ Kỳ đã nới lỏng các hạn chế di chuyển của người tị nạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tìm nơi tránh trú và khuyến khích họ tự nguyện quay trở lại Syria.
Trưởng phái đoàn IMF đang ở thăm Liban, ông Ernesto Rigo cảnh báo: "Việc tiếp tục chính sách không hành động sẽ đẩy Liban vào cuộc khủng hoảng không có hồi kết."
Để giúp người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ chịu ảnh hưởng của động đất và giảm áp lực cho cộng đồng địa phương, UNHCR hối thúc các nước đẩy nhanh quá trình tái định cư và tiếp nhận người tị nạn Syria.
Ngày 21/11, Thủ tướng tạm quyền Liban Najib Mikati thông báo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc sẽ viện trợ 5,4 tỷ USD cho nước này trong 3 năm tới.
Quan chức Syria và Liban đã thảo luận các biện pháp mà Syria có thể thực hiện nhằm hỗ trợ người tị nạn trở về nhà an toàn và nhanh chóng, dựa trên các mốc thời gian do cả 2 nước đặt ra.
Một chiếc thuyền chở khoảng 60 người Liban và Syria, rời đi bất hợp pháp từ khu vực Qalamoun, đã bị lật ngoài khơi bờ biển thành phố Tripoli, miền Bắc Liban, trong đó hơn 40 người đã được giải cứu.
Theo nguồn tin, hội nghị các nhà tài trợ lần thứ 6 cho Syria sẽ diễn ra trong 2 ngày 9-10/5 tới, khẳng định cam kết của cộng đồng quốc tế đối với nhân dân Syria.
Ngày 14/10, người đứng đầu Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho hay đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) để cung cấp tài chính cho các nước hiện có người tị nạn Syria.
Các bộ trưởng Nội vụ EU khẳng định chính sách của toàn liên minh là "quyết tâm hành động chung để tránh sự lặp lại của cuộc khủng hoảng di cư năm 2015, do tình hình ở Syria gây ra."
Bạo loạn đã bùng phát vào tối 11/8 sau khi xảy ra vụ ẩu đả giữa người dân ở Ankara và những người được cho là người tị nạn Syria khiến một người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Quy chế Bảo hộ tạm thời của Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa David Pekoske cho phép 6.700 người có quốc tịch Syria - những người lẽ ra phải hồi hương - được ở lại Mỹ đến hết tháng 9/2022.
Tổng thống Syria Assad lên án phương Tây tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt, cản trở việc tạo ra các điều kiện thích hợp cho việc hồi hương người tị nạn Syria.
Sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Ankara sẽ không giữ người di cư tới châu Âu, hàng chục nghìn người di cư đã tập trung trên tuyến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp để tìm đường tới "miền đất hứa."
Nhiều nước châu Âu đã chỉ trích việc Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới cho người tị nạn nhằm gây sức ép đòi EU tăng thêm tiền viện trợ và ủng hộ kế hoạch của Ankara tại Syria.
Có khoảng 3,6 triệu người tị nạn Syria đang sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ và người di cư từ nhiều nước, trong đó có Afghanistan, đều coi Ankara là điểm trung chuyển trong hành trình đến châu Âu.
Trong báo cáo gửi Quốc hội, bộ trên đã thống kê, có 548.134 người Syria đang sinh sống tại thành phố Istanbul, trong tổng số 3.649.750 người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ.