Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết Anh và Liên minh châu Âu (EU) chưa đạt thỏa thuận nào liên quan tới Bắc Ireland và tin tức mà truyền thông Anh đưa về vấn đề này chỉ là "suy đoán."
Sau Brexit, Anh đang trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa nước ngoài và bị cô lập hơn so với các thị trường xuất khẩu vì tất cả các thủ tục giấy tờ liên quan đến giao dịch xuyên biên giới châu Âu.
Nguồn tin thân cận với đoàn đàm phán của Anh cho biết đã có một bước tiến đáng kể trong các cuộc đàm phán về Nghị định thư Bắc Ireland và bản phác thảo của một thỏa thuận khung đang được hoàn thiện.
Thủ tướng Anh Sunak đã cử ông Sir Tim Barrow, cố vấn an ninh quốc gia, cựu Đại sứ Anh tại EU và ông Simon Case, Bộ trưởng Nội các nước này, tham gia đàm phán Nghị định thư Bắc Ireland với EU.
Quan chức phụ trách vấn đề Bắc Ireland thuộc Công đảng đối lập kêu gọi cả Anh và EU tận dụng "cánh cửa cơ hội hẹp” để đạt được thỏa thuận về Nghị định thư “một cách chấp nhận được.”
Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh bắt đầu bước vào giai đoạn đàm phán căng thẳng nhằm giải quyết tranh cãi về mối quan hệ thương mại hậu Brexit (Anh rời khỏi EU) vào tuần tới.
Hội đàm với người đồng cấp Anh, Ngoại trưởng Đức cho rằng cả EU và Anh phải tìm ra “giải pháp có trách nhiệm và thực tế” cho vấn đề Nghị định thư Bắc Ireland trên cơ sở các thỏa thuận hiện có.
Ngày 3/1, phát biểu trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Ireland nhấn mạnh sự cần thiết phải linh hoạt và thay đổi, thể hiện sẵn sàng thoả hiệp để có một thỏa thuận chung giữa Anh và EU về Nghị định thư.
Việc Tổng thống Mỹ hủy chuyến thăm tới Anh có thể khiến Bắc Ireland và Ireland đánh mất cơ hội thu hút đầu tư từ Mỹ và sự ủng hộ của Washington đối với tiến trình hòa bình ở Bắc Ireland.
Quan hệ Anh-EU liên quan đến vấn đề Bắc Ireland có dấu hiệu tan băng khi ngày 10/11, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã tiếp người đồng cấp Ireland Michael Martin tại Blackpool, Tây Bắc xứ England.
Tại cuộc gặp bên lề COP27 tại Ai Cập, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã nhất trí nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan Nghị định thư Bắc Ireland.
Bắc Ireland đã không có chính phủ hoạt động kể từ tháng 2, sau khi đảng Hợp nhất Dân chủ tẩy chay việc chia sẻ quyền lực để phản đối các thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Liên minh châu Âu.
Anh yêu cầu cuộc tổng tuyển cử được xem là nỗ lực của London nhằm phá vỡ bế tắc chính trị tại khu vực, có thể dẫn đến khả năng Bắc Ireland phải chịu sự quản lý trực tiếp từ London.
Trên mạng Twitter, Bộ trưởng Chris Heaton-Harris nhấn mạnh, tới ngày 28/10, nếu chính phủ không được thành lập ở Bắc Ireland, ông sẽ yêu cầu một cuộc bầu cử mới theo luật định.
Nghị định thư là một phần quan trọng của thỏa thuận Brexit, cho phép Bắc Ireland nằm trong thị trường hàng hóa chung của EU nhằm tránh một biên giới cứng trên đảo Ireland.
Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland trong chính phủ Anh cho rằng một số người có quan điểm cứng rắn "dường như đang thay đổi" và hy vọng sẽ có giải pháp để đảm bảo thịnh vượng ở vùng Bắc Ireland.
Trước đó hôm 7/9, Thủ tướng Anh Liz Truss khẳng định ưu tiên giải quyết vấn đề Nghị định thư Bắc Ireland, tìm ra giải pháp nhằm xóa bỏ một số quy định về thương mại hậu Brexit với vùng lãnh thổ này.
Phát biểu trước Quốc hội, tân Thủ tướng Anh Liz Truss cho biết ưu tiên hiện nay của bà là tìm ra giải pháp qua đàm phán nhằm xóa bỏ một số quy định về thương mại hậu Brexit với vùng lãnh thổ này.
EC cho rằng London không sẵn sàng tham gia thảo luận về việc sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland, và việc Hạ viện nước này thông qua Dự luật Nghị định thư Bắc Ireland đã làm suy yếu tinh thần hợp tác.