Thời gian gần đây, tình trạng khai thác rừng trái pháp luật diễn ra phức tạp ở khu vực giáp ranh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk với huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra hiện trường vụ phá rừng pơmu với 19 cây bị cưa hạ ở huyện Krông Bông và phối hợp với các cơ quan chức năng lập hồ sơ vụ việc để xử lý theo quy định pháp luật.
Từ khi phát hiện vụ việc lâm tặc mở đường phá rừng, mỗi tuần có 3 ngày lực lượng bảo vệ rừng có mặt ở khu vực này nên các đối tượng đã tẩu thoát ra khỏi rừng.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo về công tác chỉ đạo, kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu thông tin phản ánh tình trạng phá rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Truyền thông phản ánh nạn phá rừng diễn ra vô cùng phức tạp, đi sâu vào tâm lõi các khu rừng mới thấy sự tàn phá của lâm tặc với dấu vết còn rất mới, có dấu hiệu bao che của chính quyền địa phương.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm điểm xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan gồm chủ rừng, UBND cấp xã, lực lượng kiểm lâm địa bàn để xảy ra các vụ phá rừng.
Được Viện Kiểm sát nhân dân phê chuẩn, Công an huyện Kbang (Gia Lai) vừa ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự 6 đối tượng vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản.
Rừng phòng hộ dọc hai bên Quốc lộ 27C, đoạn qua một số xã của huyện Lạc Dương, đang bị người dân cưa hạ, cắt khúc và đốt để chiếm đất làm nương rẫy trái phép khiến đất rừng ngày càng thu hẹp.
Trong ba tháng đầu năm, tổng diện tích rừng Amazon bị chặt phá là 796 km2, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2019 và diện tích này được ước tính ngang bằng với quy mô thành phố New York.
Lực lượng chức năng thành phố Đà Lạt ghi nhận có 6 cây thông, với đường kính từ 40-60cm đã bị cưa hạ, trong đó có 4 cây thông đã bị cắt khúc và xẻ thành 60 tấm ván.
Tổng số tang vật, phương tiện vi phạm bị phát hiện trong vụ phá rừng ở Đăk Tô gồm 56 lóng, hộp gỗ với khối lượng gần 36m3 gỗ quy tròn, chủng loại dổi, 12 xe máy độ chế, 3 cưa xăng, 2 cuốc đào.
Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện thêm 11 lóng gỗ dổi bị “lâm tặc” cưa hạ và mang đi cất giấu trong lô cao su, trong vụ phá rừng tại tiểu khu 277 thuộc xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cá nhân có hành vi khai thác, tổ chức khai thác vàng trái phép trên đất rừng với tổng mức phạt là 180 triệu đồng.
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông đã tiến hành bắt giữ và điều tra các vụ khai thác gỗ trái phép gây thiệt hại nặng nề đối với hệ sinh thái khu vực.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp bị phá, lấn chiếm tại Tiểu khu 216 là 8.100m2, trong đó, diện tích bị lấn chiếm san ủi là 600m2; diện tích bị lấn chiếm trồng cây mắcca, mít là 5.300m2.
Hàng trăm cây thông ba lá, khoảng 20 năm tuổi thuộc sự quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng đã bị triệt hạ, đốt cháy nhưng các cán bộ phụ trách lại không nắm được thông tin vụ việc.
Khoảng 1000m2 rừng thông ba lá thuộc rừng phòng hộ nằm dọc theo quốc lộ 27 trên địa bàn xã Phi Liêng, Lâm Đồng bị triệt hạ, đốt cháy, thay vào đó là diện tích lấn chiếm được trồng càphê hoặc rao bán.
Do địa hình đèo núi hoang vắng, khu rừng thông nằm dọc hai bên Quốc lộ 27C nối phố núi Đà Lạt với phố biển Nha Trang đã bị nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư đến để khai hoang làm nương rẫy.