Ngày 12/12, Bộ Năng lượng Mỹ thông báo đã hoàn tất hợp đồng cho vay với lãi suất thấp trị giá 2,5 tỷ USD dành cho liên doanh giữa General Motors Co và LG Energy Solution.
Chính phủ Canada dự định trợ cấp chi phí sản xuất cho các "ông lớn" trong lĩnh vực sản xuất pin xe điện với hy vọng sẽ thuyết phục họ thành lập nhà máy ở Canada, hoặc duy trì sự hiện diện ở nước này.
Tổng thống Joko Widodo cho biết Indonesia có nguồn tài nguyên phong phú như nickel, đồng, bauxite và thiếc - vốn cần thiết để tạo ra một hệ sinh thái pin EV để cung cấp cho nhu cầu xe điện toàn cầu.
Hyundai Motor Group của Hàn Quốc thông báo đã ký Bản ghi nhớ (MoU) với nhà sản xuất pin ôtô nội địa SK On Co. nhằm cung cấp pin cho nhà máy sản xuất xe điện (EV) chuyên dụng của tập đoàn này tại Mỹ.
Theo kế hoạch, LG Chem sẽ chi ít nhất 3 tỷ USD cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu cathode - thành phần chính của pin lithium ion - tại Clarksville, bang Tennessee, miền Đông Nam nước Mỹ.
CATL và VinFast dự kiến sẽ hợp tác để cùng phát triển công nghệ mới, trong đó pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển của xe.
Chính phủ Đức ngày 19/10 đã thông qua kế hoạch chi 6,3 tỷ euro (6,1 tỷ USD) trong vòng ba năm nhằm tăng cường triển khai các trạm sạc pin dành cho xe điện trong cả nước.
Frank Weber, thành viên hội đồng quản trị BMW AG, cho biết: "Thế hệ pin lithium-ion thứ sáu mới được phát triển sẽ mang lại một bước nhảy vọt lớn về công nghệ."
Toyota đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất pin trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến 2026 với khoản đầu tư nhằm tăng công suất sản xuất pin tại cả Nhật Bản và Mỹ lên tới 40GWh.
Hãng chế tạo ôtô Honda (Nhật Bản) và hãng sản xuất pin LG Energy Solution ngày 29/8 đã thông báo hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất pin ôtô điện (EV) mới tại Mỹ với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ USD.
Các thỏa thuận giữa Canada với Volkswagen và Mercedes-Benz được đưa ra 1 tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành kế hoạch cung cấp các khoản khấu trừ thuế cho xe điện được sản xuất ở Bắc Mỹ.
Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật khí hậu và năng lượng sạch, trong đó có chương trình ưu đãi thuế 7.500 USD cho mỗi người dân mua xe điện của một nhà máy ở Bắc Mỹ có lắp đặt pin do Mỹ sản xuất.
Sau khi đi vào vận hành, nhà máy pin lithium-ion của Panasonic tại Kansas có thể tạo ra 4.000 việc làm mới khi hãng xe điện lớn nhất thế giới Tesla thúc đẩy mở rộng thị trường.
Nhà máy sản xuất pin đầu tiên của Volkswagen đặt tại Salzgitter, miền trung nước Đức, sẽ là bước đi đầu tiên của chiến dịch chiếm lĩnh thị trường pin trên toàn thế giới của hãng.
Một số chuyên gia cho rằng ngoài việc nắm giữ trữ lượng lớn tài nguyên đất hiếm trong số các khoáng chất nói trên, Trung Quốc còn đồng thời độc quyền khâu gia công khoáng chất.
Nhiều năm qua, Indonesia đã cố gắng đạt được thỏa thuận với Tesla về đầu tư vào lĩnh vực pin xe điện và có khả năng là với cả công ty hàng không vũ trụ SpaceX của tỷ phú Musk.
Suzuki Motor Corporation, công ty mẹ của nhà sản xuất ôtô lớn nhất Ấn Độ Maruti Suzuki, hy vọng tăng doanh số xe điện tại Ấn Độ khi New Delhi khuyến khích xe sử dụng năng lượng sạch.
Nhà máy pin quy mô lớn ở Gothenburg sẽ kết hợp với một trung tâm nghiên cứu và phát triển theo kế hoạch đã được công bố vào tháng 12/2021 như một phần của khoản đầu tư khoảng 30 tỷ krona (3,29 tỷ USD)
General Motors ngày 25/1 công bố kế hoạch tăng năng lực sản xuất xe điện với "khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử" của hãng, dự kiến giúp bang Michigan (Mỹ) tạo thêm 4.000 việc làm mới.
Northvolt đã ký được đơn hàng cung cấp pin với tổng giá trị 30 tỷ USD với các hãng sản xuất ôtô lớn của Đức như BMW và Volkswagen, hay Volvo của Thụy Điển.