Việt Nam lấy làm tiếc vì Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra một số nhận định thiếu khách khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định phương châm của Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền là: “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người.”
Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế Houngbo khẳng định, điều thế giới cần hiện nay là một liều thuốc công bằng xã hội mạnh mẽ và bền vững, vốn là chìa khóa cho các xã hội công bằng và hòa bình.
Trong tuần qua, hơn 60 quốc gia bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc kêu gọi phải có quy định về AI để đảm bảo công nghệ này “không phương hại an ninh, ổn định và mức độ đáng tin cậy quốc tế."
Chiều 15/2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp của Tổ Công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Theo Đại sứ Algeria tại Việt Nam Boubazine Abdelhamid, tầm nhìn sáng suốt và sự lựa chọn đúng đắn các chính sách của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã giúp Việt Nam đạt được những bước tiến lớn.
Trong hơn 8 năm, trên 500 lượt chiến sỹ đã lên đường làm nhiệm vụ quốc tế tại các điểm nóng ở châu Phi, vượt qua vô vàn khó khăn, nguy hiểm, có cả hy sinh để hoàn thành sứ mệnh gìn giữ hòa bình.
Hội thảo tham vấn dự thảo Báo cáo quốc gia lần thứ tư về việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), tổ chức ngày 21/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Trưởng phái bộ LHQ tại Afghanistan đã nêu bật những quan ngại về tình hình chính trị và đảm bảo các quyền con người hiện nay tại Afghanistan kể từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền vào tháng 8/2021.
Bộ Ngoại giao Mỹ không tiết lộ danh tính của những người Mỹ được Taliban trả tự do, nhưng khẳng định việc việc thả các công dân này là "cử chỉ thiện chí."
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định việc Mỹ đưa Việt Nam vào "Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo" dựa trên thông tin không chính xác về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
TTK Antonio Guterres bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người bởi Việt Nam là một trong những thành viên không thể thiếu của LHQ.
Trong số các cam kết của Việt Nam khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, điều đáng khích lệ là Việt Nam ưu tiên thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mình theo các điều ước quốc tế về quyền con người.
Việt Nam đã ghi dấu nhiều thành tựu ấn tượng so với các nước trong khu vực trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở lĩnh vực lao động, xã hội và bình đẳng giới, phòng, chống mua bán người.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức các lớp tập huấn nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông về quyền con người cho cán bộ chuyên trách công tác thông tin đối ngoại.
Nhiều trường học đã đưa quyền con người vào hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa kể từ năm 2022, tiến tới mục tiêu 100% hệ thống giáo dục quốc dân sẽ đưa nội dung quyền con người vào chương trình học.
Sau nhiều năm nỗ lực “lấy xây để chống,” Việt Nam đã nâng cao nền tảng nhận thức, đảm bảo “sức mạnh mềm” về nhân quyền để vững tin tham gia vào “luật chơi” toàn cầu.
Chủ tịch Hội Hữu nghị Séc-Việt Milos Kusy bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ ngày càng giành được nhiều hơn nữa sự tin tưởng và tín nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Đại diện Việt Nam nhấn mạnh cần đề cao nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, khách quan và không chính trị hóa trong vấn đề quyền con người.
Theo giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, mục tiêu đề ra là đến hết năm 2025, 100% cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.