Ngày 6/2 (mùng 6 Tết Nhâm Dần), người dân từ các địa phương trở lại TP Hồ Chí Minh tăng cao, nhiều thời điểm, một số khu vực cửa ngõ thành phố, sân bay Tân Sơn Nhất “ùn ứ” cục bộ, đi lại khó khăn.
Trong ngày 6/2, hành khách tiếp tục ồ ạt đổ về sân bay Tân Sơn Nhất và nhà chức trách đã khuyến cáo người dân nên chủ động xe cá nhân hoặc đặt xe từ trước nhằm đỡ phải chờ đợi do thiếu taxi.
Vé máy bay sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 ở nhiều chặng đến Thành phố Hồ Chí Minh đang rất khan vé và giá ngất ngưởng do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.
Trong ngày 4/2 (tức mùng 4 Tết), lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng cao kỷ lục, đặc biệt, lượng khách từ các chuyến bay đến tăng đột biến từ hơn 42 nghìn khách lên hơn 60 nghìn khách.
Đường cất hạ cánh 1A sân bay Nội Bài đã được Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định đưa vào khai thác nhằm phục vụ cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Theo khuyến cáo từ sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách đi lại các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco vào cửa D2 sẽ được phân luồng để làm thủ tục.
Theo ngành y tế tỉnh Bình Dương, đây là trường hợp nhiễm biến chủng Omicron từ người nhập cảnh về nước, được cách ly từ trước nên không nguy hiểm cho cộng đồng.
Lo ngại về biến chủng Omicron trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022, Thành phố Hồ Chí Minh đang giám sát chặt chẽ các bước kiểm soát dịch COVID-19 như kiểm soát người nhập cảnh, tăng cường ở các cửa khẩu.
Đường nối đường Trần Quốc Hoàn-đường Cộng Hòa là một trong 4 gói thầu, dự án quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được khởi công trong năm 2022, nhằm đồng bộ với dự án nhà ga T3 của sân bay này.
5 trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 20/12 đến 25/12, đều đã được cách ly tập trung ngay khi nhập cảnh và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Công ty tư vấn thiết kế B.R, cho biết mở đường trên cao theo hướng Bắc-Nam sẽ tạo trục giao thông giải quyết được kẹt xe ở khu vực Trường Chinh, sân bay Tân Sơn Nhất.
Dự án có chiều dài tuyến khoảng 4km, điểm đầu tuyến giao đường Trần Quốc Hoàn-Phan Thúc Duyện; điểm cuối tuyến giao đường C12-Cộng Hòa-Trường Chinh, với tổng vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng.
Bên cạnh những kết quả và tiềm năng, ngành logistics Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn cần nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển xứng tầm với tiềm năng, mang lại lợi thế cạnh tranh cao.
Sân bay Tây Sơn Nhất đã hoàn thành nâng cấp 2 đường cất hạ cánh với hệ thống mặt đường làm mới và lắp hệ thống đèn hiệu theo công nghệ đèn LED giúp tăng cường năng lực khai thác và an toàn bay.
Tính đến nay, cả 5 cảng hàng không quốc tế là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh và Phú Quốc đều được cấp chứng nhận đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19.
Vietnam Airlines đã trở thành hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam được cấp phép bay thẳng thường lệ đến Mỹ. Dự kiến, cuối tháng 11/2021, hãng sẽ khai thác chuyến bay thẳng đầu tiên đến Hoa Kỳ.
Tại dự án cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất, tiến độ thi công hệ thống thoát nước mới đạt 55%. Bộ Giao thông phê bình các đơn vị TEDI và ADCC vì những thiếu sót trong việc bố trí cán bộ ở hiện trường.