Đại sứ Pranay Verma hy vọng 3.000 bộ đồ dùng cá nhân Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ sẽ góp phần giúp nhân dân miền Trung Việt Nam khắc phục khó khăn và nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn xuất cấp không thu tiền 2.340 tấn hạt giống lúa; 500 tấn hạt giống ngô, 40 tấn hạt giống rau cho tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Sau các đợt lũ lụt liên tiếp xảy ra trong tháng 10-11 vừa qua ở Quảng Trị đã và đang làm bờ các con sông vốn đã sạt lở phức tạp, nay ngày càng trầm trọng hơn, uy hiếp trực tiếp đến người dân.
Thủ tướng Chính phủ giao các địa phương vùng bão lũ có trách nhiệm sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ để sớm khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm đúng đối tượng.
Bão số 13 được dự báo là một cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và có đường đi khó đoán định, trong đó toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Hỗ trợ để người dân “sống chống với lũ,” ứng phó với nguy cơ sạt lở đất và lũ quét là những giải pháp căn cơ để giảm thiểu thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra.
Khôi phục sản xuất nông-ngư nghiệp sau bão lũ đang được bà con nông dân và các cấp chính quyền ở tỉnh Quảng Trị xem là cấp bách nhất, nhằm sớm tạo thu nhập cho người dân ở vùng nông thôn.
Cách ứng phó một cách lâu dài, bền vững với các loại hình thiên tai ở miền Trung nói riêng và trên cả nước nói chung là đưa ra các kịch bản biến đổi khí hậu một cách chính xác, càng chi tiết càng tốt.
Mưa lớn tại tỉnh Quảng Trị đã khiến nước sông dâng cao, làm ngập một số cầu tràn thuộc hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa gây chia cắt giao thông.
Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình đã dự trữ đầy đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nước uống, hàng hóa thiết yếu, xăng dầu... sẵn sàng cung ứng cho nhân dân.
Chính phủ Indonesia gửi lời thăm hỏi tới Chính phủ và nhân dân Viêt Nam về tình hình mưa lũ, bày tỏ tin tưởng Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ sớm vượt qua thử thách này,
Do mưa lũ kéo dài, nguy cơ ngập lụt sâu, diện rộng tiếp tục diễn từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, nên người dân cần đề phòng nguy cơ sạt lở đất và lũ quét vùng đồi núi.
Từ chiều 18/10 đến ngày 20/10, nguy cơ cao xảy ra lũ đặc biệt lớn trên các sông tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 18/10 và ngày 19/10, lũ đặc biệt lớn sẽ xuất hiện trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, vượt mức báo động 3.
Những người mất tích tập trung chủ yếu ở hai điểm sạt lở đất nghiêm trọng gồm thôn Tà Rùng, xã Húc và tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Việc kích hoạt cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất lên cấp 4 để huy động sự vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương và người dân.
lũ trên các sông ở Quảng Trị tiếp tục lên nhanh, vào tối, đêm 17/10, trên sông Thạch Hãn tại trạm Thạch Hãn lên mức 7,7m, trên báo động 3 là 1,7m, cao hơn lũ lịch sử năm 1999 là 0,41m.
Hiện nay, mực nước trên các sông ở tỉnh Quảng Trị vẫn đang lên; trong đó trên các sông Thạch Hãn, sông Hiếu, mực nước đã trên báo động 3 và vẫn tiếp tục lên.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị đang gấp rút khắc phục sửa chữa đoạn đường sắt giữa ga Quảng Trị và ga Diên Sanh trên tuyến đường sắt Bắc-Nam bị sạt lở nghiêm trọng do nước lũ cuốn trôi.