Sạt lở làm sụp hoàn toàn đoạn đê khoảng 70 m và kè rọ đá bảo vệ đê ở phía giáp sông Cổ Chiên; gây ngập hai căn nhà cùng khoảng 2 ha cây ăn trái của hộ dân trong khu vực.
Do tình hình biến đổi khí hậu cộng với triều cường sóng biển dâng cao đã gây hư hỏng công trình kè và sạt lở nghiêm trọng bờ biển thuộc địa bàn tổ dân phố Thạnh Đức 1, phường Phổ Thạnh.
Ông Bùi Bin, 92 tuổi, cho biết sống ở đây từ nhỏ, đây là lần đầu tiên ông thấy triều cường dâng cao như vậy; sóng biển dâng cao vượt qua rừng dương, tràn vào vườn nhà dân khiến bà con rất lo lắng.
Hiện nay ngành đường sắt đang tập trung nhân lực, phương tiện khẩn trương khắc phục các vị trí bị sạt lỡ, cố gắng thông đường trong thời gian sớm nhất.
Sau trận mưa lớn liên tiếp từ tối 14 đến rạng sáng 15/10 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã làm cho một số khu vực nhà dân và đường lên Bán đảo Sơn Trà bị sạt lở nghiêm trọng.
Từ đêm 7-9/9, tại Phú Thọ có mưa vừa và mưa to kéo dài khiến nước ở các sông, ngòi chảy xiết, gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở một số xã như Tu Vũ, huyện Thanh Thủy; Bắc Sơn, huyện Tam Nông…
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ đêm 7/9 đến sáng 9/9, sạt lở đã làm nhiều ngôi nhà và hoa màu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bị nước cuốn trôi, gây hoang mang lo lắng cho người dân.
Tình trạng sạt lở khiến toàn bộ nền hạ tuyến đê Tây Ba Rày ở Tiền Giang bị sạt xuống sông, chỉ còn trơ mặt đường bêtông đang có nguy cơ sụp đổ tiếp, gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.
Mưa lớn xảy ra vào rạng sáng 3/7 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã gây ra sạt lở, ách tắc giao thông trên nhiều đoạn tuyến Quốc lộ 12 nối Điện Biên-Lai Châu và 4H từ huyện Mường Chà đi Mường Nhé.
Vụ sạt lở đã vùi lấp 3 ha đất rừng sản xuất của người dân dưới chân núi; gây sa bồi thủy phá 3 ha ruộng lúa, hoa màu của người dân ở hai thôn Phú Lâm và Phú Mỹ (xã Tây Phú).
Mưa lũ cùng việc các nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ gây ngập lụt lớn trên diện rộng, sạt lở nghiêm trọng nhiều hệ thống kênh mương và công trình do công ty Thủy nông Đồng Cam quản lý.
Trên tuyến đường từ xã An Trung đi xã An Vinh của tỉnh Bình Định, từ ngày 29/11 đến nay, sạt lở đã xảy ra tại 10 vị trí. Trong đó, có 2 vị trí với khối lượng đất đá lớn đã gây chia cắt giao thông.
Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đã phân công các lực lượng, phương tiện trên các tuyến giao thông để khi mưa ngớt sẽ tập trung khắc phục, xử lý nhằm thông tuyến trong thời gian sớm nhất.
Vị trí sạt lở nghiêm trọng nhất là đoạn từ km62+200 đến km63+000 thuộc huyện Tam Nông có chiều dài khoảng 800 mét, trong đó 200 mét đang sạt lở nghiêm trọng, hình thành kẽ nứt rộng từ 2-3 mét.
Riêng tuyến đường ĐT.622B thuộc huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 18 điểm sạt lở, trong đó km 50+500 là điểm sạt lở nặng nhất với khoảng 2.000m3 đất, đá đổ tràn xuống dưới.
Theo cơ quan chức năng, việc khắc phục điểm sạt lở trên tỉnh lộ 158 sẽ mất nhiều thời gian (khoảng từ 5-7 ngày) vì khối lượng đất đá sạt lở lớn, đa phần là đá tảng to, có viên đá nặng khoảng 5-7 tấn.
Trên địa bàn huyện Núi Thành, mưa lớn kéo dài đã khiến khu gian đường sắt giữa 2 ga Núi Thành (Quảng Nam) và Trì Bình (Quảng Ngãi) bị sạt lở dẫn đến nền đường sắt bị khoét sâu.
Quốc lộ 8A là tuyến đường huyết mạch giao thông quan trọng giữa các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Lào và Đông bắc Thái Lan, tuy nhiên, Quốc lộ 8A thường xuyên xảy ra sạt lở.