Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết nước này đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất dầu mỏ với các dự án lớn, Baghdad cam kết đạt sản lượng cao nhất là 8 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2027.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết Tổng thống Biden kêu gọi tất cả các nhà cung cấp năng lượng toàn cầu, cả OPEC cũng như các nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt trong nước tăng sản lượng.
OPEC+ phản đối việc chịu trách nhiệm về sự gián đoạn nguồn cung của Nga, đồng thời cho rằng các biện pháp phong tỏa chống dịch COVID-19 tại Trung Quốc đang ảnh hưởng tới triển vọng tiêu thụ dầu mỏ.
Một số nguồn tin của OPEC + cho biết tổ chức này tăng mục tiêu sản lượng tháng Sáu lên mức 432.000 thùng/ngày, phù hợp với kế hoạch hiện tại nhằm từng bước nới lỏng các hạn chế sản lượng do COVID-19.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định định dạng OPEC+ sẽ vẫn cần thiết đối với những nước tham gia mới xuất hiện trên thị trường cung ứng dầu mỏ toàn cầu.
Theo Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei, quốc gia này vẫn đang theo đuổi các thỏa thuận và cơ chế điều chỉnh sản lượng dầu mỏ hằng tháng của OPEC+.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Granholm cho rằng cần phải tăng nguồn cung trong ngắn hạn một cách có trách nhiệm nhằm bình ổn thị trường và giảm thiểu thiệt hại cho các gia đình ở Mỹ.
OPEC+ đã nhất trí mỗi tháng, kể từ tháng 8/2021, sản lượng mục tiêu sẽ tăng thêm 400.000 thùng/ngày, tuy nhiên, các nước đã không đạt mục tiêu này do nhiều nước gặp khó trong việc khôi phục sản xuất.
Theo các nguồn tin giới chức OPEC+, quyết định tăng sản lượng nhằm đạt các mục tiêu hiện có và đáp ứng yêu cầu của các nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu về tăng nguồn cung để kiểm soát giá cả leo thang.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman nhấn mạnh các chính sách của OPEC+ đã thành công trong việc duy trì và đảm bảo nguồn cung cho thị trường dầu mỏ bất cứ khi nào cần thiết.
OPEC+ đã nhất trí tiếp tục kế hoạch tăng sản lượng dầu hằng tháng thêm 400.000 thùng/ngày trong bối Mỹ giải phóng kho dự trữ dầu và thị trường gia tăng lo ngại về biến thể mới Omicron.
Phát biểu của CEO Moderna cho rằng nhiều khả năng các loại vaccine phòng COVID-19 không có hiệu quả cao trước biến thể Omicron đã góp phần tác động khiến giá dầu tại thị trường châu Á giảm hơn 3%.
Chính phủ Mỹ cho biết dù có sử dụng nguồn dự trữ dầu chiến lược hay không nhưng họ cũng sẽ thúc giục Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng.
Moody’s ước tính dầu mỏ đóng góp khoảng 70% vào tổng thu ngân sách của các nền kinh tế GCC, cho thấy ảnh hưởng của giá “vàng đen” cao hơn đối với tình hình tài chính khu vực.
Trong một tuyên bố, OPEC cho biết đã cùng với các đối tác tái khẳng định “quyết định điều chỉnh tăng tổng sản lượng (dầu thô) mỗi tháng thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 12/2021.”
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã tăng 1,59% và được giao dịch với giá 77,09 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014, sau khi chạm mốc 77,26 USD/thùng trước đó.
Dự báo lạc quan trên được OPEC đưa ra trong bối cảnh các nước thành viên và các nước đối tác (còn gọi là nhóm OPEC+) đang bắt đầu nâng sản lượng để đáp ứng kịp nhu cầu dầu mỏ đang gia tăng.
Báo cáo của Fitch cho hay Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng dầu thô, khí ngưng tụ và khí đốt tự nhiên thêm 2,24 triệu thùng/ngày từ năm 2021 đến năm 2030.
Trong tuyên bố ngày 18/7, OPEC+ cho biết 23 thành viên của nhóm đã nhất trí từ tháng Tám đến tháng Mười Hai tới sẽ cung cấp cho thị trường thêm 2 triệu thùng/ngày.