Việc thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Ninh Thuận không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm sạch có lợi cho sức khỏe con người mà còn nâng cao được giá trị nông sản.
Trước những dự báo, các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải tập trung những giải pháp để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn sớm nhằm đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất lúa Đông Xuân.
Với những đóng góp to lớn cho cuộc Cách mạng Xanh tại Ấn Độ cũng như hỗ trợ các nước châu Á, Tiến sỹ Swaminathan được tạp chí Time công nhận là một trong 20 người châu Á có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam tin tưởng từ nay đến cuối năm và bước sang năm 2024, sản xuất lúa gạo Việt Nam tiếp tục thắng lợi.
Việc nhiều nước hạn chế xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Nga, UAE… là thời cơ cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, đem lại cơ hội cho người trồng lúa, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long nâng cao thu nhập.
Trước diễn biến thuận lợi về thị trường và giá, gạo của VN đang thu được kết quả tích cực cả về kim ngạch và giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra bài toán về đảm bảo an ninh lương thực.
Do ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukrane, hoạt động sản xuất hướng dương, lúa mạch và lúa mỳ dự kiến sẽ phục hồi vào 2040, các lĩnh vực sản xuất ngô, lúa mạch đen, yến mạch dự kiến phục hồi vào năm 2050.
Chiến lược được Thủ tướng phê duyệt mới đây đặt mục tiêu nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, giảm lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD.
Trong khi chờ Luật Đất đai sửa đổi, tạo điều kiện cho sản xuất tập trung quy mô lớn, những chính sách linh hoạt, cách làm riêng của tỉnh Thái Bình là hướng đi đột phá cho nền nông nghiệp hiệu quả.
Tổng thống Widodo nhấn mạnh việc nhập khẩu gạo nhằm đảm bảo kho dự trữ của Cơ quan Hậu cần Nhà nước và bình ổn giá gạo vì El Nino sẽ gây hạn hán kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa gạo.
Chuyên gia Collins Chong Yew Keat, giảng viên Đại học Malaya, cho rằng quan hệ Việt Nam và Malaysia sẽ tiếp tục có những bước tiến mới dưới thời Thủ tướng Anwar Ibrahim.
Đồng bằng sông Cửu Long đã có loại gạo ngon đứng vào top đầu thế giới, tuy nhiên hiệu quả xuất khẩu gạo vẫn chưa xứng tầm với những điều kiện hiện có; thu nhập của nông dân sản xuất lúa còn thấp.
Khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên CPTPP được giảm thiểu, Việt Nam-Malaysia sẽ là đối thủ của nhau khi thâm nhập thị trường các nước thành viên tham gia hiệp định.
Những năm gần đây, mặc dù diện tích trồng giảm nhưng giá trị lúa gạo của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn tăng lên nhờ nghiên cứu và phát triển được các giống lúa chất lượng cao, đặc sản.
Tại Long An, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng cao được hình thành; kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển khá nhanh, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Sản xuất lúa gạo đang bị đe dọa ở nhiều khu vực châu Á do chi phí phân bón tăng, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực và nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.
Trong sản xuất lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa 2022, các tỉnh phía Bắc dự kiến gieo cấy gần 1,2 triệu ha, giảm 20.000ha so với năm 2021; năng suất trung bình dự kiến 53,1 tạ/ha,sản lượng ước 6,37 triệu tấn.
Bộ trưởng Thương mại Gabon cho biết mong muốn mời gọi doanh nghiệp chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng lúa, đầu tư dây chuyền sản xuất lúa gạo tại nước này nhằm phục vụ nhu cầu thị trường trong nước.
Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trưởng nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế; đạt thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước.