Chủ tịch Ủy ban Năng lượng thuộc Hạ viện Nga ông Pavel Zavalny, đánh giá có thể mất tới một năm để sửa chữa các đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc do quá trình này đòi hỏi nhiều công nghệ.
Dù đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, nhắc nhở, phía Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận việc sửa chữa hư hỏng mặt đường 2 tuyến cao tốc do VEC quản lý, vận hành và khai thác vẫn chậm triển khai.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả sẽ sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt đường bêtông ximăng trong hầm Phước Tượng và hầm Phú Gia, trùng tu cầu trên tuyến đường dẫn vào hầm Phước Tượng từ ngày 16/3-29/4/2022.
Tổng cục Đường bộ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải công khai các nhà thầu vi phạm chất lượng, tiến độ dự án giao thông, làm cơ sở cho bên mời thầu đánh giá các nhà thầu tham gia dự án.
Trong năm 2022, kinh phí bảo trì đường bộ sẽ tiếp tục dành cho xử lý điểm đen gây mất an toàn giao thông; sửa chữa cầu yếu, hư hỏng, xuống cấp; gia cố, thảm bê tông nhựa đường Quốc lộ.
Dự án sửa chữa cải tạo, nâng cấp đường băng Nội Bài đã hoàn thành việc thi công và đang tiếp tục triển khai công tác nghiệm thu, cấp phép khai thác bay để đưa vào khai thác.
Các nhà thầu đang thi công gấp rút đường cất hạ cánh 1B dài hơn 3000m và cơ bản được hoàn thành theo đúng yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, hiện đang bước vào giai đoạn hoàn thiện.
Khi sửa chữa và nâng cấp xong, ‘tuổi thọ’ đường băng Nội Bài ít nhất 20 năm và có thể tới 50 năm nếu như công tác bảo dưỡng định kỳ được làm thường xuyên theo đúng quy định.
Theo tính toán của đơn vị tư vấn, việc sửa chữa 65km mặt đường Quốc lộ 5 từ Km11 đến Km76 cần khoảng 2.040 tỷ đồng, tuy nhiên chưa đủ kinh phí nên sẽ đại tu những đoạn hư hỏng nặng, cấp bách trước.
Nếu được Chính phủ phê duyệt tăng thêm 10% vốn bảo trì đường bộ, mỗi năm sẽ có thêm khoảng 800 tỷ đồng để cải thiện hạ tầng an toàn giao thông trên các tuyến Quốc lộ.
Đã hơn 2 tháng địa phương kiến nghị song tuyến Quốc lộ 19 đoạn qua huyện Đăk Pơ, bị hư hỏng nặng với chi chít ổ gà, "ổ voi" gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, vẫn chưa được sửa chữa.
Dự kiến ngày 30/11/2020 sẽ hoàn thành cơ bản công việc sửa chữa đường cất hạ cánh và đường lăn sân bay Nội Bài để đến 1/1/2021 sẽ đưa vào khai thác, đảm bảo phục vụ cao điểm Tết như kế hoạch ban đầu.
Trong năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công và triển khai hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm lớn để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Hiện nay, các nhà thầu đã sửa chữa hơn 1,3 triệu m2 đường bị hằn lún, hư hỏng, đạt 96%, diện tích còn lại gần 60.000m2, bao gồm hơn 10.000m2 đã xử lý xong bị hằn lún lại.
Một nhân viên trong quá trình giám sát thi công sửa đường băng Nội Bài đã rời vị trí giám sát, không giữ liên lạc với đài kiểm soát không lưu, không thực hiện đúng biện pháp thi công.
Sau khi nâng cấp cải tạo, Cảng hàng không Nội Bài đáp ứng được nhu cầu khai thác đến năm 2025 dự kiến đạt đến 44 triệu hành khách/năm trong khi Tân Sơn Nhất là 50 triệu hành khách/năm.
Nhà thầu được lựa chọn thi công sửa chữa đường băng Tân Sơn Nhất và Nội Bài phải có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm để triển khai, dứt khoát không để lọt những nhà thầu yếu kém tham gia vào dự án.