Ngày 23/10, Bộ trưởng Y tế Singapore (MOH) Yong Ye Kung cho biết nước này sẽ bổ sung chế độ tiêm 3 liều vaccine CoronaVac của hãng dược Sinovac (Trung Quốc) vào chương trình tiêm chủng quốc gia.
Theo báo cáo của UNESCO, sản lượng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm trên thế giới vẫn còn hạn chế dẫn tới việc chậm trễ trong khâu đảm bảo thời gian giao hàng theo các hợp đồng ký kết.
Vaccine Convidecia do hãng dược phẩm Cansino Biologics của Trung Quốc sản xuất được cho là có hiệu quả ngừa COVID-19 lên tới 95,74% và quy trình tiêm đơn giản hơn khi chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết điều này không có nghĩa là vaccine Sinovac của Trung Quốc được chấp thuận để tiêm chủng cho người dân tại Australia.
Theo Bộ Y tế Malaysia, Bắt đầu từ tháng 9, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi tại Malaysia đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi hơn 80% người trưởng thành đã hoàn thành việc tiêm chủng.
Hiện tại, công ty Saidal của Algeria là đơn vị duy nhất ở châu Phi được cấp phép sản xuất vaccine của Sinovac, với sản lượng dự kiến tối đa 8 triệu liều/tháng.
Singapore vừa hỗ trợ Indonesia hơn 122.000 liều vaccine phòng COVID-19, trong khi Algeria cho biết nước này sẽ hợp tác với Trung Quốc để sản xuất vaccine của hãng Sinovac từ ngày 29/9.
Giới chức Y tế Malaysia cho biết, chỉ có 0,011% trong số khoảng 7,2 triệu người tiêm vaccine của hãng Sinovac phải điều trị tại khu chăm sóc đặc biệt (ICU) vì nhiễm COVID-19.
Theo Clover, SCB-2019 cũng là vaccine COVID-19 đầu tiên cho thấy khả năng giúp những người đã nhiễm bệnh trước đó giảm đáng kể nguy cơ tái nhiễm sau khi được tiêm vaccine này.
Nga, Trung Quốc hy vọng tận dụng lợi thế từ sự khởi đầu chậm chạp và hỗn loạn của việc triển khai tiêm vaccine ở EU và Mỹ, cùng việc các chính phủ coi trọng tích trữ vaccine cho người dân.
Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy nhận định chương trình hướng tới 3,2 triệu thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 được công bố, vaccine ngừa COVID-19 do Sinopharm phát triển an toàn đối với những trẻ em tham gia thử nghiệm từ 3-17 tuổi.
Triều Tiên đã khiến cả thế giới bất ngờ khi từ chối đề nghị từ Chương trình phân phối vaccine toàn cầu (COVAX) cung cấp khoảng 3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của công ty Trung Quốc Sinovac.
Giới chức y tế Anh khuyến nghị tiêm đại trà mũi một vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho tất cả trẻ em từ 12-15 tuổi để tránh làm gián đoạn việc học tập của trẻ tại trường học.
Chính phủ Nam Phi đang cân nhắc sử dụng vaccine CoronaVac của hãng Sinovac trong chương trình tiêm chủng quốc gia cùng với các vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech và Johnson&Johnson.
Theo hãng Sinovac Biotech và Numolux, mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của vaccine CoronaVac loại hai liều đối với các ca trẻ em và thanh thiếu niên mắc COVID-19.
Lô vaccine ngừa COVID-19 trên là lô đầu tiên trong tổng số hơn 12 triệu liều mà Venezuela dự kiến nhận được thông qua cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX.
Lô vaccine này sẽ hỗ trợ cho kế hoạch tiêm kết hợp hai loại vaccine ngừa COVID-19 của Thái Lan, gồm sử dụng vaccine Sinovac cho mũi tiêm đầu tiên và vaccine AstraZeneca cho mũi tiêm thứ hai.
Số liệu do Bộ Y tế Thái Lan công bố cho thấy đến nay 25,2 triệu người nước này đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 10 triệu người đã tiêm đầy đủ hai mũi.
Chile đã cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine ngừa COVID-19 của công ty Trung Quốc Sinovac cho trẻ em từ 6-12 tuổi trong bối cảnh 86% dân số quốc gia Nam Mỹ này đã hoàn tất số mũi tiêm.